NGỮ VĂN 12

Phân tích những nét đặc sắc trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua chương “Đất nước” trích “Mặt đường khát vọng”

Trường ca " Mặt đường khát vọng"của Nguyễn Khoa Điềm được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về đất nước. Chương " Đất nước" là tiếng ca sôi nổi nhiệt tình, là những nốt nhạc tươi xanh trong trẻo rung động lòng người. Ở đó hình ảnh đất nước được vẽ ra ở nhều khía cạnh , góc độ khác nhau từ văn hóa, địa lí, lịch sử, tình yêu con người ......

Mở bài:

Đất nước là chủ đề bao trùm và xuyên suốt nền VHVN từ xưa đến nay, chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” cũng nằm trong đề tài ấy .

– Nét đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm là tác giả đã nhìn đất nước từ nhiều phương diện: chiều rộng không gian, chiều dài thời gian, chiều sâu của truyền thống văn hóa, phong tục, tâm hồn và tính cách dân tộc. Tất cả đều được rọi chiếu bởi tư tưởngĐất nước của nhân dân

Thân bài:

Phần 1:

* Trên phương diện văn hóa:

– Không giống các nhà thơ khác nói về đất nước với vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. NKĐ đã nói về đất nước bằng cách cảm nhận gần gũi, thân thương của một thi sĩ đa cảm :

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

……………………….mẹ thường hay kể”

Đất nước dung dị, bình dân mà không kém phần cao cả, với tác giả, đất nước xa xưa mà không xa vời, đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, chung chung mà nó là những gì rất đỗi gần gũi, thân thiết gắn bó máu thịt với đời sống mỗi con người, mỗi gia đình, đất nước hiện lên qua những thuần phong mĩ tục: “Tóc mẹ thì búi sau đầu”. Đất nước hiện lên qua “miếng trầu bà ăn” qua những câu chuyện kể “ngày xửa ngày xưa” của mẹ, ĐN là hạt gạo “một nắng hai sương” đất nước có trong “cái kèo cái cột” nơi nhà ta ở. Đất nước là tình mẹ nghĩa cha giản dị, đời thường mà vô cùng thiêng liêng cao cả.

“Cha mẹ thương nhau…….có từ ngày đó”

Nhà thơ nhìn đất nước theo một quan hệ ruột già, thân thuộc, quan sát trong muôn mặt đời thường của nó. Nhắc đến đất nước là nhắc đến ông, bà, cha, mẹ, dân mình đến những câu chuyện thân quen -> hình ảnh đất nước sống động có thể nhìn thấy, cảm thấy được. Điều đó chứng tỏ rằng tình cảm ân nghĩa thủy chung là điểm xuất phát cho những suy tư về đất nước của NKĐ.

* Trên phương diện không gian địa lý:

– Đó là không gian sinh hoạt cộng đồng của bao thế hệ của mỗi cá nhân, không gian ấy có trong đời sống của mỗi con người từ con đường, lớp học, là dòng sông, bến nước quê hương…

  “Đất là nơi anh…, nước là nơi em tắm”

Đất là nơi chim về, nước là nơi rồng ở”

Nghệ thuật triết tự tách đất nước làm hai thành tố: đất- nước đã khiến “đất nước” từ một khái niệm trừu tượng thành những khái niệm cụ thể vừa thiêng liêng, gần gũi thân thiết trong cuộc sống mỗi con người .

* Trên phương diện thời gian lịch sử:

– Từ huyền thoại “Lạc Long Quân và Âu Cơ” đẻ ra đồng bào trong bọc trứng, truyền thuyết vua hùng dựng nước. Tất cả vừa có tác dụng diễn tả chiều dài thời gian lịch sử, vừa đưa lịch sử trở về gần gũi với mỗi con người .

=> Đất nước được cảm nhận như là sự thống nhất trên các phương diện văn hóa, địa lí, lịch sử trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó t/g khẳng định đất nước tồn tại từ lâu đời và nó tiềm ẩn trong máu thịt mỗi con người.

“ Trong anh và em hôm nay…….phần đất nước”

– Câu thơ cho thấy mối quan hệ giữa cá nhân, con người và đất nước. Với NKĐ đất nước không cao siêu kì bí mà hiện hình cụ thể được xác lập bằng sự gắn kết máu thịt giữa cá nhân và cộng đồng.

– Cảm nhận này của Nguyễn Khoa Điềm có cội nguồn từ thực tiễn lịch sử, (trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước). Vì vậy trách nhiệm bổn phận đối với đất nước cũng là trách nhiệm bổn phận đối với chính bản thân mình, hi sinh cho tổ quốc cũng chính là hi sinh cho gia đình, cho những người thân yêu ruột thịt. Bởi vậy đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ thiết tha:

“ Em ơi em đất nước…………..muôn đời”

Phần 2:

Từ cách cảm nhận như vậy tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng “đất nước của nhân dân” chính nhân dân là người sáng tạo ra đất nước trên mọi phương diện.

* Không gian địa lí:

– Khi nói về địa lý đất nước mình, những thắng cảnh mà tên gọi của chúng thật nôm na dân giã:

“Những người vợ nhớ chồng………bà Điểm”

Những hình hài sông núi ấy chính là sự hóa thân cuộc sống của người dân lao động bình dị, nếu không có những người phụ nữ nhớ chồng thì sẽ không có sự tích về hòn Vọng Phu, nếu không có truyền thuyết vua hùng dựng nước sẽ chẳng có sự tích về 99 con voi quay đầu về đất tổ Phong Châu. Nếu không có những học trò nghèo bền gan quyết chí thì làm sao có sự tích về núi Bút non Nghiên.

=> Chính nhân dân đã hóa thân làm nên hình hài đất nước, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi dòng sông. Từ đó t/g bộc lộ cái nhìn mới mẻ của mình qua những câu thơ có tầm khái quát cao mà tràn đầy cảm xúc.

“ Và ở đâu………………………núi sông ta”

* Chiều dài thời gian, lịch sử:

– Để khẳng định quần chúng nhân dân chính là những người sáng tạo ra lịch sử . NKĐ không ngợi ca các triều đại, không nhắc tới các anh hùng mà ghi nhận công lao đối với đất nước của những con người bình dị, vô danh .

“ Không ai nhớ mặt đặt……. làm ra đất nước”

* Văn hóa:

– Tác giả khẳng định nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra những giá trị vật chất mà còn sáng tạo, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau những giá trị tinh thần .

“ Họ giữ và truyền lại……………hái trái”

Trong “đất nước” của NKĐ có những điểm rất mới mẻ, và hạt nhân của sự mới mẻ ấy là tư tưởng “đất nước của nhân dân”. Chính ND làm nên dáng vẻ và tầm vóc của đất nước VN .

“ Đất nước của ND …….thần thoại”

– Câu thơ hai vế song song đồng đẳng là một cách định nghĩa về đất nước thật giản dị mà cũng thật độc đáo. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, tác giả chọn lọc 3 câu để nói về 3 phương diện quan trọng nhất trong truyền thống dân tộc, thủy chung trong tình yêu ( yêu em từ thuở trong nôi) rất quý trọng tình nghĩa ( Biết quý công cầm..) Nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu ( Biết trồng tre…)

* NT: Vận dụng ca dao dân ca sáng tạo t/g đưa vào bài thơ những hình ảnh gần gũi mà mĩ lệ giàu sức bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa, VHDG nhưng lại rất mới mẻ trong cách cảm nhận, cách tư duy hiện đại cùng một thể thơ tự do. Đó là một hình thức biểu đạt đặc biệt phù hợp, có khả năng đưa đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ phong phú.

Kết bài:

– Đoạn trích thể hiện đậm nét tư tưởng “Đất nước của nhân dân” của nhà thơ NKĐ, đồng thời đoạn trích cũng khẳng định vai trò của ND trong lịch sử, ND chính là người làm ra đất nước.

Tags
Show More

Thy Việt

Admin Thy Việt, thành viên BQT diễn đàn văn học trực tuyến Vanhoctre.com Sở thích đọc sách, yêu văn học và viết lách.

Related Articles

Trả lời Khách Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close