NGỮ VĂN 12
Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
1.Chủ đề tác phẩm và bối cảnh lịch sử trong truyện
a.Chủ đề:
Nỗi đau riêng đến xé lòng của cá nhân và nỗi đau chung lớn lao của bản làng, dân tộc đã thôi thúc Tnú và dân làng Xô Man đồng khởi tiêu diệt quân cướp nước để tự cứu mình cũng là góp phần giải phóng quê hương.
b.Bối cảnh lịch sử trong truyện:
Cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu ở miền Nam nước ta (1965). Thủy quân lục chiến Mĩ ồ ạt đổ vào bãi biển Chu Lai (Quảng Nam). Kẻ thù quyết tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Do đó, muôn người như một, thà chết chứ không chịu làm nô lệ, nhân dân miền Nam đứng dậy dùng bạo lực trả lời bạo lực. Tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên, toàn thể dân làng “tức nước vỡ bờ” nên đồng tâm hiệp lực nổi dậy tiêu diệt kẻ thù.
2. Tình cảm quê hương đất nước sâu nặng qua thiên truyện Rừng xà nu.
– Tình cảm yêu thương gắn bó với bản làng, với núi rừng Tây Nguyên của dân làng Xô Man.
– Lòng căm thù giặc sâu sắc, không khuất phục trước kẻ thù.
– Trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.
3. Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện.
a. Nhân vật cụ Mết: Đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ cha anh đã trải nghiệm nhiều trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm khi đối diện với quân thù (từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ).
b. Nhân vật anh Quyết: Là đại diện cho Đảng, là linh hồn của kháng chiến. Anh đã đến, dìu dắt, hướng dẫn dân làng Xô Man giác ngộ cách mạng.
c. Nhân vật Tnú: Tiêu biểu cho số phận và ý chí của dân làng. Anh hăng hái đi đầu trong phong trào đồng khởi, hiên ngang đối diện với kẻ thù, với cái chết.
d. Nhân vật Mai: Là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên.
e. Nhân vật Dít: Cũng như Mai, là đại diện cho thế hệ chủ lực đánh Mĩ ở Tây Nguyên.
g. Nhân vật bé Heng: là một tiểu anh hùng, là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, quê ở Quảng Nam. Năm 1950, đang học bậc trung học phổ thông, ông gia nhập quân đội và lên hoạt động ở chiến trường chính của Liên khu V (Tây Nguyên). Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Trong cả hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn gần gũi thấu hiểu cuộc sống và tinh thần quật khởi, hiên ngang, bất khuất, yêu chuộng hào bình hang hái tham gia cách mạng của đồng bào dân tộc ít người ở nơi này. Đó cũng là nguyên do quan trọng dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, 1995). Đặc biệt, ở truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong truyện. Cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu ở miền Nam nước ta (1965). Thủy quân lục chiến Mĩ ồ ạt đổ bộ vào bờ biển Chu Lai (Quảng Nam). Kẻ thù quyết tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Chúng dùng mọi âm mưu, thủ đoạn – nhất là chém giết không thương tiếc – để gây đau đớn, tổn thất nặng nề cho đồng bào miền Nam. Do đó, muôn người như một, thà chết chứ không chịu làm nô lệ, nhân dân miền Nam đứng dậy dùng bạo lực trả lời bạo lực.
Tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên, toàn thể dân làng “tức nước vỡ bờ” nên đồng tâm hiệp lực nổi dậy tiêu diệt kẻ thù: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (lời nhân vật cụ Mết).
Mặt khác, chúng ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước rất sâu nặng qua thiên truyện Rừng xà nu. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó với bản làng, với núi rừng Tây Nguyên của dân làng Xô Man. Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, không khuất phục trước kẻ thù. Đó là lòng trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Nhiều người đi theo cách mạng mà không hề sợ gian khổ, hi sinh, mất mát.
Hơn nữa, trong thiên truyện, nhiều nhân vật có phẩm chất anh hùng hiện lên rất cao đẹp. Ở đây, chúng ta quan tâm đến sáu nhân vật.
Một là nhân vật cụ Mết. Cụ là người đại diện cho vẻ đẹp thế hệ cha anh đã trải nghiệm nhiều trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm khi đối diện với quân thù (từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ). Cụ là người mưu trí, sáng suốt. Cụ là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cũng là cội nguồn của dân tộc Xô Man, của cộng đồng.. Chính cụ đã tìm ra chân lí dùng bạo lực để đấu tranh tiêu diệt quân thù:“Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ là cái gạch nối giữa đồng bào và Đảng. Cụ đã thôi thúc, lãnh đạo dân làng đứng lên quật khởi: “Thế là bắt đầu rồi! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”.
Hai là nhân vật anh Quyết. Anh là đại diện của Đảng, là linh hồn của cuộc đấu tranh. Anh đã đến, dìu dắt, hướng dẫn dân làng Xô Man giác ngộ cách mạng. Sống ở rừng sâu nước độc nhưng anh không nề khổ nhọc. Anh hết lòng dạy Tnú và Mai học chữ…Anh có quan niệm rất đúng đắn: “Không học chữ sao làm cán bộ giỏi”. Chính anh đã góp phần đào tạo, giác ngộ được một anh hùng bất khuất Tnú trong tương lai.
Ba là nhân vật Tnú. Anh tiêu biểu cho số phận và ý chí của dân làng. Anh hang hái đi đầu trong phong trào đồng khởi, hiên ngang đối diện với kẻ thù, với cái chết. Khi bị gặc bắt, lấy ra một nhúm giẻ lau đã tẩm dầu xà nu, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú, lấy lửa đốt, Tnú không kêu lên một tiếng nào mà trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng:
“Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chat ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên (…). Tnú không thèm, không them kêu van”. Hành động chịu đựng ấy rất dũng cảm, ngoan cường, gan góc. Mặc dù phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con. Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vừa vượt lên đau đớn, bi kịch cá nhân hang hái tham gia bộ đội Giải phóng để trả thù cho quê hương và những người thân.
Bốn là nhân vật Mai. Mai là đại diện cho vẻ đẹp thế hệ thanh niên. Tuy là nữ giới nhưng đã sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng. Phút lâm nguy, khi giáp mặt với bầy lang sói hung tợn, chẳng chút run sợ. Cô “ngửng đôi mắt lớn nhìn thằng Dục” để tỏ thái độ căm thù. Thằng Dục xem cô là “con mọi cộng sản”, “con cọp cái”, là cơ sở để “dụ được con cọp đực trở về”. Nó cầm một cây gậy sắt dài tra tấn đánh đập mẹ con Mai. “Trận mưa cây sắt mỗi lúc dồn dập”. Đến khi trút hơi thở cuối cùng dưới bàn tay đẫm máu của bọn mặt người dạ thú cô vẫn một mực trung thành với cách mạng, không khai báo nửa lời.
Năm là nhân vật Dít. Cũng như Mai, Dít là đại diện cho thế chủ lực đánh Mĩ ở Tây Nguyên. Là cô bí thư chi bộ dũng cảm, gan góc không kém gì Tnú. Khi cả làng bị giặc ở đồn Bắc Hà bao vây, không ai lọt ra được, ngoại trừ lúc ấy Dít còn nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Dít bị giặc bắt hi ở ngoài rừng về. Bọn giặc để Dít ở giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ. Cái váy của Dít rách tượt từng mảng. Dít khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười thì chìu nước mắt, từ đó im bặt. Dít đứng lặng giữa bọn lính. Cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ lại giật lên một cái nhưng đôi mắt vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Vậy là, không khủng bố được tinh thần Dít, bọn giặc đành chịu! Còn khi chị Mai và đứa con bị giặc giết chết một cách dã man, mọi người, kể cả cụ Mết đều chứa chan nước mắt nhưng mà Dít vẫn “lầm lì, không nói gì cả, măt ráo hoảnh”. Không phải là cô không thương chị, thương cháu nhưng đó chỉ là cử chỉ nuốt hận trong lòng, nuôi khối hận ngày một khôn lớn theo lứa tuổi của cô để một ngày kia, có cơ hội sẽ rửa thù! Khi lớn lên, cô trở thành một bí thư chi bộ xã kiên cường.
Sáu là nhân vật bé Heng. Heng là một tiểu anh hùng, là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non núi rừng Tây Nguyên. Bé Heng « cũng ít nói như những người dân làng Xô Man » nhưng bên trong chắc gì không âm ỉ mối thù giặc Mĩ như thế hệ đàn anh ? Nó không sợ nguy hiểm. Nó là người dẫn đường cho Tnú về thăm làng mà nếu không có nó, Tnú chẳng dám đi một mình. « Con đường ấy chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút gặp một giàn thò (một loại bẫy) chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây ná, đánh một phát chặt gãy đôi ống quyển, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh ». Khi tới chỗ « ác chiến điểm » nó nhìn Tnú « cười một cách rất liếng », « mắt lóe lên một tia sáng nhỏ » bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt về công cuộc cách mạng của dân làng. Mai này trưởng thành, chắn chắn bé Heng sẽ tiếp tục thế hệ cha anh.
Tóm lại, mỗi nhân vật trên đây đều có những vẻ đẹp anh hùng khác nhau nhưng họ đều là những người đại diện cho nhân dân, cộng đồng. Họ là những hình mẫu tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Phân tích nhân vật T’nú để làm rõ hình tượng người anh hùng cách mạng
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng Tây Nguyên.Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú. Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của cụ Mết – già làng – bên bếp lửa nhà ưng trong một đêm anh được phép về thăm làng sau ba năm đi bộ đội.
Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí.Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ.Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm.Cậu thật sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ nguỵ ít khi phục kích ở chỗ nước chảy xiết.
Nguời đọc cảm thấy một cái gì thật đáng yêu ở sự quan tâm học chữ không chịu thua kém ai của Tnú.Cậu bé này dám “cầm đá tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng khi học cái chữ không thuộc” bằng Mai.Và đặc biệt sự gan dạ dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: “Cộng sản ở đây này”.Mặc cho những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng bé nhỏ, Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường.Trước những trận đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, Tnú thật may mắn khi được học cái chữ và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Đây là nét hơn hẳn mà nhân vật A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài chưa có.
Khi thoát ngục Kon tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách.Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng.Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi ba ngày đường lên núi Ngọc Linh nhưng không phải là lấy đá để làm phấn mà là để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.
Không chỉ nhìn thấy rõ con đường để đi theo cách mạng, Tnú còn có một cuộc sống hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời.Nhưng quãng thời gian hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi, giặc đã cầm súng kéo về, buôn làng còn chưa kịp cầm vũ khí. Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng để rồi một mình Tnú lại xông ra mong che chở cho mẹ con Mai trước đòn roi của kẻ thù, nhưng cả hai đều không sống được.Cảnh tượng về cái chết đau thương trong đêm ấy cứ trở đi trở lại trong lời kể của già làng và dòng hồi ức đau đớn của anh.Không những không cứu được vợ con, Tnú còn bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay “Mỗi ngón chỉ còn hai đốt….không mọc lại được”.Nỗi đau thương này là minh chứng hùng hồn cho câu nói vừa giản dị vừa sâu sắc của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Đặc biệt là hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao.Hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, trong các trường ca Tây Nguyên.Khi đốt cháy hai bàn tay của Tnú, kẻ thù muốn dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man.Chúng muốn người dân nơi đây mãi mãi xuôi tay trong kiếp nô lệ thấp hèn dưới nòng súng tàn bạo của chúng.Nhưng Tnú và người dân làng Xô Man không cam chịu khuất phục, mà ngược lại họ đã phản kháng quyết liệt.Họ đã biết vượt lên đau thương để vùng lên cầm vũ khí tự giải phóng mình .Lửa đã thiêu cháy mười đầu ngón tay Tnú, lửa bùng cháy trên mười đầu ngón tay tẩm dầu xà nu. Nhưng Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng- ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù.Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng hét ấy như khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đêm ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà ưng.Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cái đêm nổi dậy ấy thật hào hùng, sôi động : “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman âo ào rung động và lửa cháy khắp rừng”.Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả một cộng đồng, dân tộc.Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”.
Một điều không thể thiếu khi nhắc tới cuộc đời của Tnú đó chính là hình ảnh hai bàn tay của anh. Đôi bàn tay bị đốt cháy của Tnú đã nhóm lên ngọn lửa căm thù giặc sâu sắ của dân làng Xôman, nó còn soi sáng cuộc đời anh.Anh đã thay mặt người dân làng Xôman lên đường theo kháng chiến đi tìm những thằng Dục khác.Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho Tnú kể với dân làng mình sự đối đầu của anh với kẻ thù sau này: “Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục.Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi”.Nhà văn đã cố tình tô đậm hình ảnh đôi bàn tay Tnú- đôi bàn tay có cả một lịch sử, một số phận.
Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ không thuộc.Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành với cách mạng.Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm dồ làm địu cho đứa con thơ dại, bàn tay bíu chặt gốc cây vả khi chứng kiến vợ con bị giặc đáng đập bằng roi sắt, hai cánh tay rộng lớn ôm choàng lấy vợ con che chở, yêu thương…Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được…..cho nên Tnú muốn dung đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.Bao uất hận căm hờn đã dồn lên đôi bàn tay kia, nó đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất , cho sức sống mãnh liệt của Tnú và người dân làng Xôman.Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người họ. Đó là ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là một dân tộc kiên cường dũng cảm như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương mà vẫn xanh tươi bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời.
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên.Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc, một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý. Họ cũng chính là hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho con người Việt Nam thời chống Mĩ.
Phân tích nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Mỗi mảnh đất trong cuộc kháng chiến của dân tộc đều gắn liền với hình ảnh riêng của mỗi nhà văn. Nếu như nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với mảnh đất miền Nam ruột thịt, thì Tây Nguyên là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm, nhiều hình ảnh đẹp trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tiêu biểu cho các sáng tác đó là tác phẩm Rừng xà nu (1965) được in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mĩ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xô-man Tnu, Rít, Mai, bét Heeng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu làng là Cụ Mết. Một hình tượng của cây xà nu đại thụ – môt biểu tượng chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh và là biểu tượng linh hồn riêng của làng Xô-man.
Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiệ của cụ qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt… Ông cụ vẫn quắc thứơc như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!.. ngực căng như một cây xà nu lớn…” Nhà văn đã tập chung miêu tả ngoại hình từ ngay những dòng văn đâu tiên nói về cụ. Qua đó cụ Mết hiện lên với môt thân hình khỏe mạnh, hùng tráng; bộ râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng cho thấy cụ mang dáng dấp đúng của một người già làng; đôi mắt sáng xếch ngược hiện lên một con người có trí tuệ tinh nhanh và uy cường. Với chút miêu tả đó nhà văn cũng đã phần nào chứng tỏ được Cụ Mết là sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên. Nhưng không chỉ dừng lại đó nhà văn còn miêu tả về giọng nói của cụ Mết với một giọng nói “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” không chỉ minh chứng cho sức ngân vang của cụ mà còn khẳng định sự lãnh đạo và chỉ huy được đám đông làng Xô-man. Cách nói của cụ như ra lệnh; không bao giờ cụ khen tốt hay giỏi nếu vừa ý thì nói “Được!”. Mệnh lệnh chiến đấu phát ra chắc nịch đó được thể hiện trong đêm T-nú bị giặc đốt mười ngón tay , “Chém! Chém hết!” của cụ như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần trong mỗi người sông lên cứu T-nú, mà còn phần nào đã khiến cho bọn thằng Dục bị đòn bất ngờ và có phầm khiếp sợ. Nhưng giọng nói cụ Mết cũng thật đầm ấm, trang nghiêm, linh thiêng như một huyền thoại – đó là khi cụ Mết kể về câu truyện của T-nú cho dân làng Xô-man. Mọi người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng và nghe cụ kể về T-nú với “tiếng nói rất trầm”. Qua đó, bạn đọc có thể thấy cụ Mết hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng Tây Nguyên, là niềm tự hào của cộng đồng dân làng Xô-Man. Giọng nói của cụ như là tiếng của cuội nguồn,của núi rừng, của lịch sử, lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, đó còn như những phán quyết của lịch sử, là sức mạnh hào hùng của thời đại.
Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng cụ Mết càng là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dãn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho đám đông làng xô-man để khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng định niềm tin ấy: “ Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước nfy còn.” Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lí đó vào thực tiến của cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mĩ bằng những chân lí thật giản dị: “Nhớ lấy, ghi lấy. sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Nhờ vào ý thức luôn giáo dục truyền thống vẻ vang của làng cho các thế hệ tiếp cận đó mà dân làng xô-man giữ được truyền thống kiên cường bất khuất khả năng giữ bí mật tuyệt đối, để làng Xô-man mãi tự hào khi trong suốt 5 năm kháng chiến chưa có cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giết trong cánh rừng xà nu này. Nhưng để hiểu vì sao cụ Mết lại có miền tin sâu sắc vào Đảng thì đó chính là nhờ vào sự am hiểu tường tận và giành giot đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng ( chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo). Mà Đặc biệt hơn cụ còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc : “ đánh thằng MĨ phải đánh lâu dài”. Ngoài ra, qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành ta còn thấy được tính kỉ luật cao trong con người cụ Mết qua cách chỉ huy dân làng khi trốn vào rừng lánh giặc chờ đợi thời cơ tiến hành khởi nghĩa : “thế là bắt đàu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông”. Chính vì thế, cụ Mết được hà văn miêu tả với hình tượng một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bong lớn cho dân làng Xô-man chống bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng trong cr nước.
Khi nói đến nhân vật cụ Mết trong tác phẩm rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung thành t không nói đến phẩm chất cao quý của cụ đối với T-nú đối với dân làng Xô-man. Qua ngòi bút của nhà văn cụ Mết hiện lên là một con người có lòng yêu dân làng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Đối với T-nú cụ luôn lấy anh làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để học tập anh mà một long theo cách mạng, tiêu biểu cho sự giáo dục của cụ là bé Heeng – be Heeng đã tiếp thu truyền thống của anh T-nú qua cách giáo dục của cụ Mết. Trong long cụ T-nú hiện lên chân thật vói “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Cụ thương những người dân làng Xô-man như người thân trong nhà với một sự đùm bọc, lãnh đạo che trở cho tất cả các thành viên. Từ đó, mà cụ trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do, và là linh hồn cuộc khởi nghĩa đồng khởi của dân làng Xô- man.
Cụ mết không phải là nhân vật chính trong ngòi bút của nhà văn nhưng qua tác phẩm ta cũng thấy được vai trò to lớn của cụ Mết trong việc tô thắm hình tượng nhân vật T-nú với lối kể chuyện lồng trong chuyện qua chuyện 1 đêm” của làng Xô-man. Hình ảnh cụ Mết khiên t liên tưởng tới nhân vật chú năm trong tác phẩm “những đữa con trong gia đình” 2 con người ở 2 vùng miền nhưng trong cùng một thời đại, là thế hệ đi trước, là lịch sử, là người giữ lửa và truyền ngọn lửa cho các thế hệ trẻ là tih thần của dân tộc góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước vào một ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, dân tộc được tự do.
Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện ít qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng những gì nhà văn miêu tả về người già làng với một long theo Đảng, tin tưởng cách mạng càng làm them giá trị cho tác phẩm Rừng xà nu có sức âm vang tơi hôm nay và mai sau. Trong long bại đọc cụ Mết mãi là hình tượng bất tử cua cây xà nu đại thu vươn sức bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển để thực hiện thắng lợi thành công cuộc cách mạng dân tộc này.
Văn học trẻ sưu tầm tổng hợp