TRUYỆN NGẮN

Tại sao phải cười

 Đứa trẻ ngỗ ngược Tại sao phải cười

Nó tên là Trần Trọng Khá nhưng mọi người hay gọi nó Tẩu. Kì thực nó không thích ai gọi biệt danh này vì đó là lúc ba nó buộc miệng đặt đại tên, không có một ý nghĩa gì. Nó chỉ thích tên Khá, cái tên mẹ nó đích thân đặt cho.

Lúc còn sống, mẹ nó hay bảo rằng: “Cả đời này mẹ chưa từng mong con giàu sang phú quý, chỉ cầu con một đời bình an. Cuộc sống thì khá thôi là được, cái gì quá cũng không tốt.”  Tại sao phải cười

Mẹ nó ăn học ít, chỉ là người bán rau ngoài chợ nhưng những lời nói khi ấy, nó ngẫm thấy rất đúng. Nó rất nghe lời mẹ, hầu như mỗi ngày, ngoài việc học đều dành hết thời gian cùng mẹ ở chợ. So với những đứa trẻ áo quần xúng xính, đi bắn bi hay chơi điện tử ngoài quán, nó chưa từng so sánh, càng chưa từng tủi thân. Bởi vì nó hiểu rõ, cuộc sống mà, phải cùng mẹ lao động, mới có ăn.

Hàng xóm thấy mẹ con nó đạp xe chở nhau về mỗi chiều, đều khen nó còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện. Nhưng mà, đứa trẻ hiểu chuyện đó chỉ dừng lại ở những năm lên bảy. Năm đó mẹ nó mất. Tại sao phải cười

Mẹ nó mất rất đột ngột. Đêm trước thức khuya đan giỏ lá cho người ta, giỏ đan một nửa, mẹ nó lên cơn đột quỵ rồi ngất luôn. Khi nhà phát hiện ra đưa đi bệnh viện, bác sĩ chỉ bảo không cứu chữa được. Thế là nó mất mẹ.

Ba với bà nội nó khóc rất nhiều, dòng họ hàng xóm hay tin khóc càng nhiều. Duy chỉ có mình nó chưa từng rơi một giọt nước mắt nào. Lúc đưa mẹ nằm xuống hố đất an nghỉ, nó thân ôm di ảnh, mặt không hề biểu lộ cảm xúc gì. Người nhân từ bảo nó là còn nhỏ, không hiểu được cái gì là sinh ly tử biệt. Người độc mồm độc miệng thì nói nó không biết thương yêu mẹ mình. Tại sao phải cười

Những gì bàn tán xung quanh, tuy chưa từng ngoảnh lại nhưng một chữ nó nghe không bỏ xót. Ai nói buồn là phải khóc, yêu là phải nói. Căn bản người ngoài không hiểu, nó càng không buồn giải thích. Sau này, nó cũng quen rồi.

Quen với những lời soi mói, quen với những lời đánh giá, mắng chửi. Bởi vì, nó đã khác. Nó không còn nghe lời người lớn, càng không phụ giúp gia đình. Thời gian rảnh nó chỉ vùi đầu vào trong điện tử, với lũ bạn bè được cho là đầu đường xó chợ. Không còn ai dạy dỗ nó, không còn ai nói nó nghe những lời đúng sai. Bởi vì căn bản mẹ nó không quan tâm nó, cũng không ai quan tâm nó.

Một buổi chiều chủ nhật, căn nhà nó thường ngày trống vắng nay nhộn nhịp lạ thường. Có đến mấy trăm người áo quần đẹp đẽ, nữ váy hoa, nam sơ mi chỉnh tề. Trên sân nhà còn che rạp, dựng cổng long phượng đỏ chói. Nhạc bên trong xập xình, người người thi nhau ca hát, cụng ly chúc mừng, náo nhiệt cả một con hẻm nhỏ. Nó biết, nay là ngày ba nó lấy vợ. Mà người phụ này đương nhiên không phải mẹ nó. Tại sao phải cười

Ba nó từng dắt về nhà ăn cơm mấy lần, người này thân hình đầy đặn, da trắng môi đỏ, còn nói chuyện dễ nghe. Nhưng kì thực so với sự mặn mà, dịu dàng của mẹ nó thì kém xa. Trong bữa cơm nọ, ba người củng ngồi ăn trong một bàn. Ba nó cao hứng giới thiệu rất nhiều, còn gợi ý sau này sinh hoạt chung phải luôn hòa thuận. Không khí rất vui vẻ, ba nó từ khi mẹ nó mất cũng chưa từng cười nhiều như vậy.

“Tẩu, cơm dì Trinh nấu có ngon không?” Tại sao phải cười

Ba nó khơi chuyện, còn nhướn mày trìu mến nhìn qua người phụ nữ đó. So với mẹ nó lúc trước, kì thực yêu chiều hơn nhiều. Nó nhìn chén cơm cùng vài món trên bàn, thản nhiên nói: Tại sao phải cười

“Ngon, nhưng thích ăn cơm mẹ nấu hơn.” Tại sao phải cười

Một câu nói ra, dập tắt ngay nụ cười trên môi ba nó, hình như còn hơi giận dữ. Chỉ thấy ba nó nghiến răng, kiềm chế dạy: Tại sao phải cười

“Sau này chỉ có cơm dì Trinh nấu thôi. Còn nữa, tháng sau tao với dì Trinh cưới. Mày cũng nên đổi cách xưng hô lại đi.” Tại sao phải cười

“Xưng hô gì? Bà ấy đâu phải mẹ. Tại sao phải đổi cách xưng hô?”

Lời vừa dứt, lập tức một cú bạt tai thẳng ngay má nó, mạnh đến nổi sưng đỏ, in cả năm ngón tay. Nó bị đánh nhưng không hề khóc, cũng không lấy làm bất ngờ. Bao nhiêu năm qua, không phải một hai lần ăn đòn. Tại sao phải cười

Chỉ là kể từ sau ngày đó, nó không bao giờ ăn cơm cùng bàn với ba nó nữa. Cho đến hôm nay, đám cưới diễn ra. Tuy nó không thích nhưng không hề phản đối. Nó chọn cái áo sơ mi trắng nhất trong tủ, ăn mặc chỉnh tề như bao người, nhưng kiếm mãi không có cà vạt giống như cái ba nó mang. Tại sao phải cười

Lúc nó ra ngoài, tiệc đã đủ đầy, mọi bàn đều chật nứt chỗ. Nó đi thẳng đến chỗ bàn gần sân khấu, chỉ cách một lối đi, nơi họ hàng dòng họ đều đang ngồi. Nhưng mà bàn mười người đều không có phần nó, cũng không ai có ý định mời nó vào chỗ ngồi. Nó đứng đó rất lâu, bà nội mới kéo nó đến một bàn phía sau, toàn con nít, có đứa còn bốn năm tuổi. Tại sao? Rõ ràng là đám cưới ba nó, nó lại không được ngồi trên cùng mọi người. Nó thắc mắc hỏi: Tại sao phải cười

“Tại sao con phải ngồi đây? Sao không phải là ngồi trên đó.” Tại sao phải cười

Bà nội nó rất bận rộn, gắp đầy thức ăn trong chén, năm sáu món lẫn lộn rồi đưa đến trước mặt, lơ đãng trả lời. Tại sao phải cười

“Do con ra trễ mà, với lại con nít thì nên ngồi với con nít chứ?”

Nó nhìn quanh bàn, những đứa trẻ được cho là ngoan ngoãn ngồi ngay ngắn, không ngừng lùa thức ăn vào miệng. Ăn uống no say. Dường như ngồi như vậy đã thành thông lệ mặc định trong mắt mọi người. Tại sao phải cười

“Tại sao con nít lại phải ngồi với con nít? Con muốn ngồi trên đó.”

Nó lại hỏi nhưng đáp lại chỉ là tiếng cằn nhằn. Tại sao phải cười

“Tẩu! Nay ngày vui của ba, không được quấy. Ăn đi, ăn xong chút ra chụp hình.”

Nó nhìn chén thức ăn, nhiều đến mức bị tràn ra ngoài, thịt cá lẫn lộn, mặt càng ủ rũ hơn nữa. Tại sao nó phải ăn như vậy? Chính nó cũng không hiểu rõ.

Lát sau, nó cảm thấy ngột ngạt, muốn đi ra ngoài. Nhưng đi đến cổng, bà nội cùng ba nó kéo lại chụp hình lưu niệm. Một đám quây quần, ba cùng mẹ mới nó cười rất tươi, bà nội nó rất hớn hở, không ngừng chỉnh tư thế theo yêu cầu của chú chụp hình. Còn nó chỉ một bộ mặt và dáng đứng duy nhất không hề thay đổi.

“Em trai đứng kế bên ba, cười lên đi con. Sao nhìn ủ rũ quá vậy.”

Nó nhìn chú, chau mày hỏi: Tại sao phải cười

“Tại sao phải cười?” Tại sao phải cười

Hỏi xong, không nhận được câu trả lời, chỉ thấy những khách khứa đang đứng nhìn nó chăm chăm. Những ánh mắt soi mói này, quả thật một lần nữa giáng lên người nó. Tại sao phải cười

“Mày không thích thì biến đi, đừng có ngỗ ngược.” Tại sao phải cười

Ba nó nổi giận, mặt với tai đều đỏ, kiềm chế lắm mới không tán nó một bạt tai. Nó bị đuổi cũng không nán lại, trực tiếp bỏ đi. Mà hình như, càng đi phía sau càng nhốn nháo tức tối, chỉ nghe tiếng chửi bới vọng theo không ngừng. Nó nghe không rõ, cũng không quan tâm. Tại sao phải cười

Nó ra ngoài mộ mẹ ngồi rất lâu, lưng tựa thành mộ. Gió thổi vi vu bên tai, chốc sau, sự mát mẻ cây cỏ làm dịu đi cơn tức tối trong lòng. Nó khẽ thở dài, dùng ngón tay quẹt quẹt trên nền đất một chữ “Khá”. Chữ nguệch ngoạc xấu xí nhưng nó lại thấy rất đẹp. Năm nó lên bảy, mẹ nó chỉ dạy nó viết duy nhất chữ này.

Nó vốn dĩ ít nói, tâm trạng không tốt càng hiếm khi lên tiếng. Nhưng hôm nay, nó tự nghĩ một lát, lại nhớ về những ngày xưa cũ. Lúc đó nó cũng từng hỏi rất nhiều những câu vô nghĩa nhưng mẹ nó không hề cáu gắt, còn rất kiên nhẫn trả lời. Bây giờ… hết rồi. Đột nhiên vành mắt cay cay, không rõ do bụi gió thổi vào hay bản thân muốn khóc, nó xoay đầu hỏi mẹ: Tại sao phải cười

“Tại sao phải cười?” Tại sao phải cười

Tâm trạng không vui, tại sao phải cười? Nhưng mà ngoài tiếng của nó ra không ai đáp lời, gúc mắc trong lòng cũng không thể giải được.

Đúng vậy, trong mắt người khác, nó đã trở thành một đứa trẻ ngỗ ngược, không hiểu chuyện. Đương nhiên những gì nó làm, những gì nó hỏi sẽ mặc định xem như là vô nghĩa. Nhưng người khác quên mất, đứa trẻ ngỗ ngược suy cho cùng chỉ là một đứa trẻ mà thôi. Tại sao phải cười

Tác giả Kim Vũ Lạc

Tác phẩm được tuyển chọn từ chương trình nhuận bút của Văn học trẻ 

 

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close