THƠ CA

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa

Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã mang ánh sáng và tự do giải phóng cho dân tộc khỏi ách xiềng xích nô lệ. Nói tới Hồ Chí Minh là nói tới con đường cách mạng của giai cấp vô sản, bởi vậy sau khi Bác mất các gia đình trong khu vực Bắc Bộ thời bấy giờ đều treo ảnh Người cùng cờ đỏ sao vàng để thể hiện niềm kính yêu và lòng biết ơn đối với Người.Bài thơ Ảnh Bác được Trần Đăng Khoa viết khi tác giả mới 8 tuổi và ngay sau đó đã được đăng lần đầu tiên trên báo Thiếu niên tiền phong

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa

Nhiều câu thơ của Trần Đăng Khoa viết về Bác Hồ đến nay vẫn được thiếu nhi thuộc lòng, như
 
“Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
 
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
 
Ngoài sân có mấy con gà
 
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: Tôi viết khá nhiều về Bác Hồ.

 
Dù chưa được gặp Bác Hồ lần nào (Bác ơi cháu chẳng bao giờ/ Còn vui gặp Bác, cháu chờ đã lâu) vì lúc nhỏ tôi còn ở quê nhà Hải Dương nhưng ngay trong những sáng tác đầu tiên tôi đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là các bài “Ảnh Bác”, “Em gặp Bác Hồ”, “Hà Nội có Bác Hồ”
 
Đọc những bài thơ ấy, chúng ta thấy hình tượng Bác Hồ lại đi vào thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa khi đó một cách gần gũi và hết sức dung dị. “Bởi vì Bác rất vĩ đại nhưng đối với thiếu nhi Bác như một ông tiên, hiền từ, gần gũi, ấm áp đến mức:
 
“Mắt chỉ cần hé mở
 
Là đã thấy Bác rồi”.
 
Và Bác Hồ cũng viết rất nhiều thơ về thiếu nhi như:
 
“Trung thu trăng sáng như gương
 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”; hay:
 
“Mong các cháu cố gắng
 
Thi đua học và hành
 
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/
 
Tùy theo sức của mình
 
Các cháu hãy xứng đáng
 
Cháu Bác Hồ Chí Minh”…
 
Những năm chiến tranh căng thẳng như thế, khi giặc Mỹ ném bom Hà Nội, trái tim, tâm hồn trẻ con non nớt đã biết lo lắng và viết nên những câu thơ:
 
“Em chưa về Hà Nội
 
Nhưng đêm đêm nghe cơn gió nói
 
Về ngôi nhà Bác ở giữa Ba Đình
 
Bóng Bác bên cây vú sữa
 
Tiếng Bác Hồ cười
 
Em nghe rất rõ… Tiếng loa dậy lên từ đất
 
Tiếng loa dội xuống từ trời
 
– Thằng giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi
 
Hà Nội có Bác Hồ đang ở”.
 
Hoặc chỉ nhìn tấm ảnh Bác, cậu bé Trần Đăng Khoa cũng đã viết:
 
“Em nghe như Bác dặn lời
 
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
 
Trồng rau quét bếp đuổi gà
 
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi”.
 
Đến khi được ra Hà Nội lần đầu tiên, Trần Đăng Khoa đã đến ngay Ba Đình để thăm căn nhà nơi ở của Bác Hồ như thế nào. Khi đó, “nhà thơ tí hon” Trần Đăng Khoa đã viết:
 
“Bác ơi cháu đến đây rồi
 
Ba Đình phượng nở một trời tiếng ve
 
… Bác lo nghĩ suốt một đời
 
Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày
 
Đất trời sáng lắm hôm nay
 
Cháu nhìn mái ngói bóng cây bồi hồi”.
 
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại đồng thời cũng là đề tài lớn của sáng tác văn học nghệ thuật và bản thân Bác cũng là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ta hiểu vì sao mà có rất nhiều tác phẩm đặc sắc viết về Bác.
 
Riêng cho thiếu nhi chúng ta có “Cha và con” (Hồ Phương), “Búp sen xanh” (Sơn Tùng) và rất nhiều bài hát, bài thơ, trong đó có những tác phẩm trở thành người bạn đường của đông đảo nhân dân.
 
Không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước trên thế giới người ta cũng viết về Bác. Nếu chọn nhà thơ viết hay nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo tôi đó là nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez. Ông có hai bài thơ rất xuất sắc về Bác Hồ đó là “Hồ Chí Minh tên người là cả một niềm thơ” và “Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ”. 
 
Với cá nhân mình, nhà thơ Trần Đăng Khoa thừa nhận: “Đề tài Bác Hồ rất là lớn trong sáng tác của tôi. Tôi nghĩ rằng chúng ta hiện nay đang học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên việc viết về Bác vẫn là một đề tài lớn, tiếp tục được thế hệ những người cầm bút tiếp nối. Bởi, còn rất nhiều bí mật ở Bác Hồ mà chúng ta vẫn chưa nghiên cứu, khai thác hết. Đơn cử như việc tại sao ngày xưa Bác Hồ lại dùng người tài như thế. Bằng phép nhiệm màu như thế nào mà tất cả những người Cụ Hồ chọn để đề bạt thì đều trở thành những nhân vật lịch sử nổi tiếng của trong nước và thậm chí của cả thế giới. Như GS. TS, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của nước ta và nhiều danh nhân khác. Đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
 
Tác giả “Góc sân và khoảng trời” cũng đề xuất: Bao nhiêu năm qua, tình cảm của nhân dân Việt Nam ta với Bác chưa hề thay đổi. Thế hệ chúng tôi được sống trong bầu khí quyển của Bác, sau này các em không có điều kiện ấy. Với các em nhỏ, học tập Bác qua sách báo, tranh ảnh là hết sức cần thiết. Những bức tranh là để các em nhìn thấy trực diện, xem hình ảnh của Bác thế nào. Còn các tác phẩm văn học để khai thác tâm hồn Bác, cái bên trong, cái mà tranh không vẽ được

 

Bài thơ Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em…

Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa

*

Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em…

1966
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999

Phân tích bài thơ Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”

Đấy là tình cảm thiêng liêng nhất của trẻ thơ đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Tình cảm ấy không chỉ được các em thể hiện qua việc chăm ngoan, học giỏi và làm theo “5 điều Bác Hồ dạy”, mà còn là sự hồn nhiên, chân thật trong thơ khi nghĩ và viết về Bác. Có nhiều văn nghệ sĩ đã sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi, thay lời thiếu nhi Việt Nam để nói lên tình cảm chân thành, sâu sắc của mình với Bác. Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong số đó. Nhiều bài thơ của Trần Đăng Khoa viết về Bác Hồ đến nay vẫn được thiếu nhi thuộc lòng, mà tiêu biểu là bài thơ “Ảnh Bác”.

Bài thơ Ảnh Bác được Trần Đăng Khoa viết khi tác giả mới 8 tuổi và ngay sau đó đã được đăng lần đầu tiên trên báo Thiếu niên tiền phong. Bài thơ mở đầu là khung cảnh quen thuộc trong gia đình nông thôn vùng Bắc Bộ :

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi​

Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã mang ánh sáng và tự do giải phóng cho dân tộc khỏi ách xiềng xích nô lệ  Nói tới Hồ Chí Minh là nói tới con đường cách mạng của giai cấp vô sản, bởi vậy sau khi Bác mất các gia đình trong khu vực Bắc Bộ thời bấy giờ đều treo ảnh Người cùng cờ đỏ sao vàng để thể hiện niềm kính yêu và lòng biết ơn đối với Người.

Dưới con mắt non nớt của cậu bé 8 tuổi chưa hiểu chuyện thì việc tại sao lại treo ảnh Bác trong nhà chưa phải là điều đáng quan tâm. Mà dường như mọi sự chú ý và thích thú của cậu đều dồn cả vào chân dung Bác trong bức ảnh để rồi có những phát hiện thú vị :

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà​

Dưới con mắt ngộ nghĩnh của chú bé 8 tuổi, bức ảnh vô tri vô giác bỗng trở nên sống động lạ thường.Chỉ với hai câu thơ đã vẽ nên chân dung vị cha già của dân tộc rất đỗi hiền từ đang đưa ánh nhìn trìu mến dõi theo từng hoạt động vui chơi của “chúng cháu”. Cảm nhận được sự hiền từ, âu yếm ấy của Bác nên nhân vật “cháu” cũng như thủ thỉ kể cho Bác nghe những điều mình thấy ngoài sân,góc vườn – nơi mà theo nhận thức của trẻ thơ là không nằm trong tầm mắt của “ảnh Bác”:

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi​

Những hình ảnh mộc mạc, chân chất, hồn nhiên của một cậu bé nông thôn chưa được gặp Bác Hồ bao giờ, nhưng chỉ nhìn ảnh thôi đã cảm thấy Bác rất gần gũi như cha, như mẹ mình. Với hình ảnh liên tưởng na đã chín và gà đang tìm mồi ngoài sân, cậu bé mách Bác bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như tình cảm mênh mông của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.

Ở khổ thơ cuối, Trần Đăng Khoa lại như được Bác Hồ khuyên bảo và đưa “thông điệp” này tới các bạn cùng trang lứa với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” và nêu cao tinh thần cảnh giác:

“Em nghe như Bác dặn lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau quét bếp đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”

Những năm chiến tranh căng thẳng, giặc Mĩ ném bom Hà Nội, trái tim, tâm hồn trẻ con non nớt đã biết lo lắng và ý thức sâu sắc lời dạy của Bác “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Trong gia đình khi bố mẹ vừa là chiến sĩ, vừa là hậu phương thì chính các em thiếu nhi cũng góp một phần không nhỏ của mình chăm lo việc nhà. Đó là những công việc đơn giản như : trồng rau, quét bếp, đuổi gà hay đơn giản là tìm nơi trú ẩn khi thấy máy bay Mĩ để bố mẹ yên tâm mà vững vàng tay súng.

Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác rất yêu thương đồng bào, đặc biệt là các em nhỏ thiếu nhi. Sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành thời gian đến thăm và chơi với các em nhỏ. Không có trung thu nào Bác lại không gửi thư và quà bánh thăm hỏi động viên các cháu. Tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt ấy như được các cháu thấu hiểu và đáp lại trong hai câu thơ cuối hết sức ngắn gọn mà thấm thía, tình cảm. Các em ý thức được sự bận rộn với bao việc trên đời phải “lo” của Bác, cảm nhận được tình yêu thương của Bác dù trăm công nghìn việc vẫn “mỉm cười với em”, quan tâm tới em nên luôn tự hứa sẽ ghi nhớ lời dạy của Bác, luôn chăm ngoan, học giỏi, cống hiến sức mình xây Tổ quốc giàu đẹp tương lai.

Bằng thể thơ lục bát dễ thuộc dễ nhớ, với cái nhìn ngây thơ, lối nói thật lòng của cậu bé 8 tuổi không luyến láy, không đưa đẩy, bài thơ Ảnh Bác đã đi vào lòng độc giả bao thế hệ, là bài thơ tiêu biểu trong đề tài thơ viết về Bác. Những hình ảnh mộc mạc, chân chất, hồn nhiên của một cậu bé nông thôn chưa được gặp Bác Hồ bao giờ, nhưng chỉ nhìn ảnh thôi đã cảm thấy Bác rất gần gũi như cha, như mẹ mình. Với hình ảnh liên tưởng na đã chín và gà đang tìm mồi ngoài sân, cậu bé mách Bác bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như tình cảm mênh mông của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.

văn học trẻ sưu Tầm

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close