NGỮ VĂN 12

Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

"Chiếc thuyền ngoài xa" là câu chuyện buồn nhưng ánh lên đằng sau đó là vẻ đẹp của những hạt ngọc khuất lấp lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường. Qua câu chuyện ta đễàng bắt gặp hình ảnh người đàn bà hàng chài- thấp thoáng bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung giàu lòng vị tha và đức hi sinh.

GỢI Ý
I/.Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Giới thiệu phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài
II/.Thân bài:
1/. Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và nhân vật người đàn bà hàng chài (cảnh ngộ, số phận, ngoại hình…)
2/. Phân tích : Phẩm chất đẹp của người đàn bà hàng chài:
– Chị là người mẹ giàu đức hi sinh và yêu thương con tha thiết :
+ Chị sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, nhẫn nhục chịu đựng những trận đòn của chồng vì những đứa con. Chị “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”
+ Bị chồng đánh thường xuyên, chị sợ con đau lòng. Chị xin với chồng đưa mình lên bờ để đánh, chị chấp nhận xa con, gửi con về với ông ngoại. Chị đau đớn và xót xa khi nhận ra tâm hồn thơ dại của con bị tổn thương, khi thằng Phác, con chị làm một việc trái với luân thường đạo lí.
+ Chị sống tất cả vì con. Khi chánh án Đẩu mời đến với ý định khuyên bỏ lão chồng vũ phu ấy, thái độ của chị làm Đẩu và Phùng phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Chị van xin tha thiết “Quí toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Chị nhất quyết không chịu bỏ chồng vì “trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo” để “ chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng” đàn con. Hơn nữa chị còn xác định “ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Tình thương yêu con vốn là bản năng mãnh liệt ngàn đời của người phụ nữ nhưng tình yêu con đến mức quên mình của người mẹ này quả thật khiến ta vô cùng cảm động.
– Chị luôn khát khao hạnh phúc gia đình:
+ Chị cam chịu nhẫn nhục để gia đình yên ổn, để những đứa con của chị “chúng được sống và lớn lên”.
+ Chị vẫn chắt chiu niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, giản dị :“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” để có thêm nghị lực tiếp tục sống.
– Chị có tấm lòng nhân hậu,vị tha:
+ Nếu như Phùng, Đẩu, thẳng Phác nhìn người chồng như một thủ phạm độc ác, là nguyên nhân của bi kịch gia đình thì trong mắt chị, người đàn ông ấy chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Chị thấu hiểu và cảm thông với chồng “ Bất kể lúc nào thấy khổ là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu”….
+ Chị không những không trách cứ, không thù hận người chồng vũ phu tàn bạo mà sẵn sàng đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ người chồng vũ phu ấy. Chị van xin tha thiết khi Phùng và Đẩu khuyên chi ta bỏ chồng “Con lạy quý toà…Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
– Chị là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
+ Chị thấu hiểu nguyên nhân làm cho người chồng từ “hiền lành nhưng cục tính” trở thành người vũ phu tàn bạo “Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”.
+ Chị hiểu rõ tác hại của cảnh xô xát bạo hành trong gia đình đối với những đứa con cho nên chị xin với chồng đưa chị “ lên bờ mà đánh”, .
+ Chị đã dùng những lí lẽ, kinh nghiệm cuộc sống của một người từng trải để lí giải, thuyết phục Phùng và Đẩu, giúp cho họ vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc sống về con người“ Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc ”, “các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”….
3/. Hợp: Người đàn bà hàng chài là hiện thân cho nỗi khổ của người lao động nghèo miền biển. Cuộc đời có nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chị có vẻ đẹp tâm hồn thật đáng trân trọng . Đó là “hạt ngọc” ẩn giấu, khuất lấp sau bùn đất cuộc đời. Qua câu chuyện ta càng thấy rõ : không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận về cuộc sống và con người.
Người đàn bà hàng chài được Nguyễn Minh Châu xây dựng bằng bút pháp hiện thực và trữ tình, toát ra cảm hứng nhân văn nhẹ nhàng, thấm thía.Ngôn ngữ miêu tả, trần thuật chân thực, khách quan, lời đối thoại đan xen hài hoà, tinh tế, đầy ấn tượng.

III/ Kết bài :
– Khẳng định vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài.
– Cảm nghĩ của bản thân

Tags

Thy Việt

Admin Thy Việt, thành viên BQT diễn đàn văn học trực tuyến Vanhoctre.com Sở thích đọc sách, yêu văn học và viết lách.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close