Bài văn hay THPTNghị luận xã hội

Thông điệp có ý nghĩa nhất từ Hồn Trương Ba da hàng thịt

Đọc đoạn trích và viết về một thông điệp có ý nghĩa nhất từ Hồn Trương Ba da hàng thịt:

Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù của ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!

         Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông sống.

            Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…

      Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…

  Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những giá đắt quá, không thể nào trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ cam đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi trở lại thanh thản trong sáng như xưa…

Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.

   Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và bọn trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ có bọn khốn kiếp là lợi lộc.

Đế Thích: Tôi không phải là kẻ khốn kiếp… Tôi quý mến ông… Tôi sẽ chẳng bao giờ được đánh cờ với ông nữa ư? Nhờ ông đánh cờ với tôi, người trên trời, dưới đất mới biết tôi cao cờ thế nào! Ngoài ông ra không ai dám đọ cờ với tôi. Ông chính là lẽ tồn tại của tôi!

            Hồn Trương Ba: Vì để chứng minh ông tồn tại mà tôi cứ phải tiếp tục sống cuộc sống không phải là tôi ư? Không, ông phải tồn tại lấy chứ!

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017, trang 151 – 152)

Bài làm – Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” theo tôi đó là:

“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác.”

<Trích lời Hồn Trương Ba>

Sở dĩ Hồn Trương Ba khẳng định “Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những giá đắt quá, không thể nào trả được” là vì: Khi sống bên trong một đằng, bên goài một nẻo; sống vay mượn, chắp vá, sống nhờ gửi trong cái thân xác tầm thường, dung tục của người hàng thịt; linh hồn thanh cao, thuần khiết của Trương Ba đã bị cái thân xác tầm thường, dung tục của người hàng thịt lấn át, chế ngự, đầu độc, làm cho thay đổi đến mức không còn là mình nữa. Hồn Trương Ba cũng bị những người thân xa lánh, khinh bỉ, xua đuổi, khước từ; làm tan hoang cả một gia đình hạnh phúc. Đó là những giá đắt quá, không thể nào trả được. Vì vậy, với Trương Ba không thể sống với bất cứ giá nào được. Hơn nữa, khi sống bằng mọi giá, người ta sẽ trở nên đảo-điên, hèn-hạ, sẵn sàng chà đạp lên đạo lí và tình nghĩa, chà đạp lên những gì tốt đẹp của cuộc đời. Như thế chỉ là tồn tại, không gọi là sống, mà không sống thì thà chết còn hơn.

Ý thức sâu sắc của Trương Ba về việc tình trạng sống mà không còn là chính mình gây ra vô vàn đau khổ, phiền toái cho những người thân (vợ, con trai, con dâu, cháu gái); câu nói này cũng cho thấy, trong quan niệm của Trương Ba, sống không thể chỉ là vì mình, mà còn phải vì người khác, vì những người thân yêu. Trương Ba đã phạm sai (dù vô ý)

Từ câu chuyện của Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ để rồi rút ra những bài học về cuộc sống hiện tại của con người. Chúng ta sống trên đời này phải sống là chính mình, hoàn toàn là mình. Được tự do làm những điều mình mong muốn đôi khi là sự hạnh phúc nhất trên đời này. Ở nhà, nếu chúng ta muốn ăn món này mà mẹ bắt ăn món khác nhiều bạn chắc chắn đã không vui, nếu muốn thi ngành học này mà ba mẹ ép bạn học ngành khác, đó là một sự sầu não. Rồi tới chuyện chơi với ai, đi đâu làm gì cũng có thể có sự can thiệp của ba mẹ. Trong những sự việc như vậy, chống trả lại phụ huynh là một cái sai, không phản bác lại là cái sai khác, một bên là sai với ba mẹ một bên là sai với chính mình. Để làm được chính mình ta phải sửa chữa bằng cách chứng tỏ với ba mẹ rằng mình có đủ kiến thức, đủ trải nghiệm để đưa ra quyết định cho chính mình. Để ba mẹ tin tưởng, không thể bằng cách hứa suông nhiều, nói là làm rồi nhưng thực ra chưa làm, nói dối đi học để đi chơi… khi bạn như vậy chỉ chứng tỏ rằng mọi quyết định của bạn đưa ra là quyết định vội vàng chưa thấu đáo, dễ khiến ba mẹ phải can thiệp giúp bạn ở những quyết định quan trọng trong đời bạn. Không thể nối dài những sai lầm bằng sai lầm mà phải sửa chữa ngay, phải sửa đổi từ chính từng hành động nhỏ của bạn để cho thấy bạn có khả năng tự lập.

Và câu chuyện Hồn Trương Ba dễ khiến cho chúng ta liên tưởng tới những người thuộc LGBT, có rất nhiều câu chuyện về việc bạn đồng tính nhưng không dám thổ lộ, che giấu giới tính thực của mình để “gồng” lên làm người khác. Gồng mình sống như vậy có khổ không? Chắc chắn có chứ. Và bao câu chuyện đau thương khi vợ phát hiện chồng mình là đồng giới, lấy vợ chỉ để che mắt thiên hạ để cuối cùng làm đau khổ thêm người vô tội, làm xấu thêm hình ảnh cộng đồng LGBT vốn đã chịu nhiều kì thị.

Còn có câu chuyện “mặt nạ cười” mà tôi muốn kể cho các bạn, câu chuyện nói về một cô bé luôn muốn làm hài lòng mọi người, luôn trưng ra gương mặt tươi cười bất kể bên trong bản thân cô bé có vui hay không, để rồi chiếc mặt nạ cười ấy không thể đổi tâm trạng khác. Cô không thể rơi giọt nước mắt khi buồn, không thể tức giận khi bị người khác trêu chọc… Trưng bộ mặt giả dối quen thuộc, sống vì muốn hài lòng người khác, cuối cùng cô bé đã đánh mất bản thân mình. Chúng ta không thể sống làm hài lòng được tất cả mọi người cho dù là người hoàn hảo nhất, xuất sắc nhất, đôi khi, có người bị ghét bỏ chỉ vì quá hoàn hảo. Lí do người khác ghét bạn sẽ khiến bạn khổ sở vì không thể đáp ứng được số đông, vì vậy nên sống và tỏa sáng theo cách chúng ta mong muốn, để bừng sáng giá trị chính mình mà vẫn tự do hạnh phúc như vốn có.

Nhưng cũng đừng nhân danh sống vì mình mà làm ảnh hưởng, tổn thương tới người khác. Đừng nhân danh có một tuổi trẻ để hưởng thụ ăn bám cho trôi qua tuổi trẻ một cách vô ích. Đừng nhân danh tình yêu để phá vỡ hạnh phúc gia đình. Đừng để cho thân xác điều khiển bằng những lạc thú nhân gian. Sống là phải biết quản lí thân xác, phát huy những giá trị hữu ích để khiến nhiều người hạnh phúc hơn, nhất là người thân thiết với chúng ta. “Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào’, câu nói này đã có từ xa xưa để chỉ những người bỏ mặc cho thú vui thân xác muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói mà gây ra những tai họa cho bản thân mình. Đôi khi, dục vọng chiếm giữ thân thể sẽ gây nên nhiều tai họa khôn lường.

Tự do được làm chính mình nhưng cần phải có khuôn khổ, có giới hạn tự định đoạt, sống sao không hổ thẹn với lương tâm, sống sao để khi chết vẫn mỉm cười còn người khác lại thương khóc. Lưu Quang Vũ và vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trở thành một tác phẩm kịch tiêu biểu cho Việt Nam ta và đưa vào sách giáo khoa bởi những trăn trở mà càng ngẫm càng thấy sâu sắc qua lời kịch từng nhân vật nói ra, trong đó có thông điệp: Có những cái sai không thể sửa được. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. 

Cuộc đời ai cũng phạm sai lầm, và sửa sai đôi khi cũng không thể xóa được vết sẹo mà chúng ta đã đóng lên người khác. Một là đừng phạm sai nữa, điều này là quá khó bởi chẳng ai dám nói trước điều sẽ xảy ra trong tương lai và cuộc sống được diễn ra bằng vô số lỗi lầm nhưng phải biết nhận ra sai lầm đó chứ không phải u mê mãi vào chuỗi sai lầm. Vậy thì ta phải bù lại bằng một việc đúng, một việc thiện, một việc có ích khác. Giống như một câu xin lỗi sẽ không xóa được nỗi buồn trong tim người mà ta tổn thương nhưng hành động sau đó sẽ khỏa lấp những tổn thương ấy. Bởi ánh sáng và bóng tối là luôn giao hòa, cuộc sống là có lúc trầm lúc bổng, quan trọng nhất là thái độ sống luôn hướng tới sự tích cực và tốt đẹp hơn.

Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt đó là Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm..png Thông điệp có ý nghĩa nhất từ Hồn Trương Ba da hàng thịt
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt đó là Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm.

Xem thêm các bài nghị luận hay trên trang Văn học trẻ:

Lời nói của BTV Văn học trẻ:

Thông điệp có ý nghĩa nhất từ Hồn Trương Ba da hàng thịt – bạn có thể chọn thông điệp khác mà bạn thấy có ý nghĩa hoặc cùng là thông điệp trên nhưng lí giải theo cách của riêng bạn. Bài viết chỉ là lí giải cá nhân của Phong Cầm. Trong đoạn trích đã cho từ đầu, có một lời nói của Đế Thích cũng khá nhiều ý để viết về nó đó là:

Nhờ ông đánh cờ với tôi, người trên trời, dưới đất mới biết tôi cao cờ thế nào! Ngoài ông ra không ai dám đọ cờ với tôi. Ông chính là lẽ tồn tại của tôi!

-> Cạnh tranh tạo ra những con người xuất sắc hơn. Đừng sợ mình thua cuộc mà hãy can đảm thử thách bản thân mình. Tình bạn không chỉ là tâm tình cùng chung sở thích mà cũng có thể là đối địch, cạnh tranh để kích thích nhau tiến bộ.

Tags
Show More

Related Articles

1 thought on “Thông điệp có ý nghĩa nhất từ Hồn Trương Ba da hàng thịt”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close