THƠ CA

Gọi nắng

Gọi nắng

Mấy ngày qua ông trời như sa ngã
Dự tiệc tùng quên nhiệm vụ được giao
Để gió mưa vượt ngục chạy ào ào
Xuống trần gian thét gào, tan nắng gắt.

Đám cây non dựa vào nhau quặn thắt
Trái đầu mùa quăng quật giữa hư không
Lúa đang xanh mơn mởn với nắng hồng
Bỗng chết ngộp, ngược dòng trong biển nước.

Rồi lòng đường dường như ô trược quá
Bẫy người qua bằng những chiếc ổ gà
Nước chẳng rút, bềnh bồng trôi – đống rác
Giáp mặt người là những hạt mưa sa.

Ông trời ơi xin gác tiệc bàn trà
Bắt mưa lũ giam cầm tha nắng ấm
Chúng con đang đợi chờ trong hi vọng
Ông thương tình mang nắng tới trần gian!

 

Tác giả: Cỏ Phong Sương

*Ô trược là rác rưởi gây hại cơ thể, (ô: đen tối. Trược: dơ bẩn), dưới dạng vô hình (khí) và hữu hình (độc tố)

Gọi nắng - Cỏ phong sương Gọi nắng
Gọi nắng – Cỏ phong sương

Lời bàn:

Cỏ Phong Sương đem tới góc nhìn mới về hiện tượng về mưa lũ. Mưa lụt được nhân cách hóa vô cùng sinh động, thú vị để nhắc tới hiện tượng tự nhiên gây thiệt hại không quá đau buồn, xót xa. Ông trời giống như người cai quản khu vườn sinh thái, muôn loài, vì một phút bận đi chơi để cho những tên tù trốn chạy ra ngoài xuống trần gian gây ra mưa gió, ngập lụt. Động từ “vượt ngục” được dùng rất thú vị, tạo liên tưởng về những kẻ ác, những thứ nguy hiểm, kết hợp với “thét gào”, “chạy ào ào”, “quặn thắt”, “quăng quật” – những động từ có sức gợi tả mạnh, cho thấy sự hung dữ của những kẻ phạm tội vượt ngục gây hại kia. Rồi những cây non, trái đầu mùa, lúa xanh – những hình ảnh tượng trưng cho tài sản của nông dân, chúng đang tươi tốt, trĩu cành phải hứng chịu trực tiếp những hành động của kẻ hung ác “gió mưa” rồi chết ngập trong biển nước. Dùng những hình ảnh không trực tiếp tới con người, chỉ nói về tự nhiên bằng những phác thảo đầy sức gợi, Cỏ Phong Sương đã đem tới hình ảnh về cơn mưa bão rít gào, hung hiểm, tàn phá hết những gì mà bác nông dân nghèo dãi nắng dầm mưa bằng sức lao động của mình tạo ra. Công sức bao nhiêu ngày vậy mà đều tan biến hết sau trận mưa gió ấy.

Xưa nay, nhắc tới bão lũ, thi nhân thường viết trực tiếp tác động với con người, giống như “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” – Đỗ Phủ:

Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.

Vẫn là phong cách của Cỏ Phong Sương, tả ít gợi nhiều, đã đem đến cho bạn đọc một câu chuyện của tự nhiên vạn vật, giống như bức tranh nhìn qua cửa sổ ngày mưa bão trong mắt một cậu bé, trận chiến giữa mây gió với cây cối, kẻ mạnh – kẻ yếu, dù không trực tiếp tới con người những vẫn có một nỗi xót xa len vào trong mỗi người về tiếng thở dài của bác nông dân.

Đoạn kết, tác giả – tâm hồn bác ái ấy, đã cầu nguyện gửi tới đấng thần tiên, người chủ vườn cai quản muôn vật, đừng ham chơi tiệc tùng để trả lại nắng ấm, bắt mưa về trời:

Ông trời ơi xin gác tiệc bàn trà
Bắt mưa lũ giam cầm tha nắng ấm
Chúng con đang đợi chờ trong hi vọng
Ông thương tình mang nắng tới trần gian!

Lời khẩn xin dễ thương cuối bài càng giống như một lời khiển trách nhẹ nhàng “ông trời” vì đã làm cho cây trồng chết úng, con đường lầy lội che mất ổ gà gây nguy hiểm. Thiên tai đột nhiên xuất hiện, con người bất lực, mỗi lần tới gây nhiều thiệt hại khôn xiết, chỉ hi vọng “thương tình” ban xuống.

“Gọi nắng” – Cỏ Phong Sương là một bài thơ tám chữ sử dụng nghệ thuật nhân hóa dễ thương và không kém phần nhân văn, thổn thức.

Tags
Show More

Related Articles

1 thought on “Gọi nắng”

  1. “Gọi nắng” của tác giả Cỏ Phong Sương đã mang một cái nhìn khác về bão lũ. Ông trời bận “dự tiệc tùng” quên nhiệm vụ được giao thật hay và lạ. Mưa lũ làm khổ con người biết bao. Cầu cho trần gian mưa thuận gió hòa để những cây non được vươn mình lớn dậy. Những trái đầu mùa kết quả thơm ngon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close