Bài văn hay THPTNhững bài văn hay

Túp lều bác Tôm – công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mĩ vào thế kỉ XIX

Túp lều bác Tôm, nhà văn Xtâu đã đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mĩ; bà tố cáo thống thiết chế độ vô nhân đạo ấy, khích lệ những người Mĩ có lương tâm đấu tranh để tiêu diệt nó.

「túp lều bác tôm」的圖片搜尋結果 Túp lều bác Tôm – công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mĩ vào thế kỉ XIX

1. Tác giả Ha-ri-ét Bít-chơ Xtâu

  • Ha-ri-ét Bít-chơ Xtâu (1811 -1896)
  • Bà sống ở Ô-hai-ô, một bang ở sát miền Nam nước Mỹ, nơi chế độ nô lệ tồn tại khốc liệt nhất.
  • Bà mắt thấy tai nghe những cảnh buôn bán nô lệ  rất thương tâm; bà đã chứng kiến những cảnh lao động khổ nhục của người nô lệ; bà đã thấy bọn chủ nô dùng chó săn đuổi bắt, cắn xé người nô leẹ bỏ trốn… Bà cũng thấy những cuộc đấu tranh của người da đen để tự giải phóng và đã viết nên tác phẩm Túp lều bác Tôm

2. Hoàn cảnh ra đời

  • Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ, nước Mĩ chia làm hai miền chống đối nhau; một cuộc nội chiến gọi là “Bắc, Nam phân tranh” kéo dài 5 năm (1860 – 1865). Ở miền Bắc nước Mĩ, công nghiệp phát triển mạnh mẽ cần nhiều công nhân có quyền tự do vào làm các xưởng máy, do đó chủ trương xóa bor chế độ nô lệ để thu hút nhân công từ ruộng đất vào xí nghiệp. Nhưng ở miền Nam nước Mĩ, đất đai màu mỡ, việc trồng bông rất thuận lợi, nhu cầu về bông tăng lên vùn vụt. Bọn tư bản miền Nam muốn giữ nhân công gắn chặt với ruộng đất của chúng, cố sức duy trì chế độ nô lệ. Mâu thuẫn về quyền lợi của tư bản giữa hai miền Nam, Bắc tăng lên. Đó là nguyên nhân xảy ra nội chiến ở Mĩ.
  • Từ năm 1840, ngay ở miền Nam nước Mĩ, có những người Mĩ có xu hướng tiến bộ chủ trương giải phóng nô lệ. họ giúp người nô lệ da đen trốn khỏi địa ngục là những đồn điền bông; ở đó người da đen bị ngược đãi hết sức dã man. Họ tổ chức những chặng đường bí mật, những trạm đón tiếp nô lệ bỏ trốn, dẫn sang Ca-na-đa, là đất nước lúc bấy giờ không còn chế độ nô lệ.
  • => Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Túp lều bác Tôm” là như thế?

3. Tóm tắt tác phẩm 

Tác phẩm kể cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen đó là bác Tôm. Bác là một người trung thực, ngay thẳng biết trọng danh dự. Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng, do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ – nơi chôn vùi bao nhiêu cuộc đời lầm than như cuộc đời của bác. Tác phẩm còn kể về cuộc đời Ê – li – da cùng đứa con bỏ trốn đi. Đó là một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con khỏi rơi vào tay một tên buôn nô lệ tàn ác, đó là một người vợ tha thiết yêu chồng – một thanh niên thông minh, đã sáng chế ra một cái máy tước sợi mì gai, mà cả cuộc đời cũng bị đầy đọa trăm nghìn cay đắng.

4. Nội dung

  • Túp lều bác Tôm ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Ê-li-da, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Giooc – giơ.
  • Tác phẩm lên án đanh thép chế độ nô lệ nhan nhản những tên con buôn, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, bọn côn đồ chỉ biết tôn thờ tiền vàng.
  • Pháp luật của nhà nước Mỹ bênh vực chế độ nô lệ, cho phép chúng đánh đập, xiềng xích, giết chết những người da đen vô tội và trừng trị những ai che chở người nô lệ.
Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close