Nghị luận văn học

Phân tích hình tượng nhân vật Quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

“Chữ người tử tù” là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.Tại sao Nguyễn Tuân lại nói Quản ngục là “Thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”​

Phân tích hình tượng nhân vật viên Quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Tại sao Nguyễn Tuân lại nói Quản ngục là “Thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

“Chữ người tử tù” là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: “Vang bóng một thời”, “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Chùa Đàn”… sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, “Sông Đà”… “Chữ người tử tù” là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập “Vang bóng một thời”. Những nhân vật của Nguyễn Tuân là những nhân vật luôn hướng về cái đẹp , cái tài, là những con người có cái tâm trong sáng và tấm lòng vằng vặc như sao Khuê. Quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những nhân vật như thế. Ông được miêu tả ít nhưng thiếu đi nhân vật này thì thiên truyện chưa chắc đã để lại “một tiếng vang”.

2. Nội dung cần phân tích, làm rõ:

– Quản ngục có đời sống nội tâm rất sâu sắc: Biết Huấn Cao là người nghĩa khí, là bậc trượng phu nhưng lại là trọng phạm của triều đình nên ông rất đau khổ, cảm thấy vừa nể phục vừa nuối tiếc cho một tài hoa, một ngôi sao sáng trong vũ trụ. Bởi vậy ngay từ khúc dạo đầu của thiên truyện, Nguyễn Tuân đã để quản ngục hiện ra với một tâm trạng cụ thể. Nếu xem cuộc đời như một dòng thác dữ thì viên quản ngục, trong những suy tư chìm đắm về ông Huấn, lại có gương mặt của một “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Nếu xã hội đương thời nhiễu nhương như “một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” thì viên quản ngục, với “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”, là một âm thanh trong trẻo “chen vào giữa bản đàn ấy”. Việc nhà văn tạo ra một nhân vật khác đời và khác người như thế, âu cũng là lẽ đương nhiên với một tính cách và phong cách như Nguyễn Tuân. Với những hình ảnh ấy, có ai nghĩ rằng làm ngục quan là đê tiện, độc ác, bất nhân nữa đâu mà ở đó dường như ta bắt gặp một ẩn sĩ giữa “hỗn loạn xô bồ”.

–  Hoàn cảnh sống của viên quản ngục đúng như Nguyễn Tuân đã nói “Chen lẫn giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”: Ông làm quan chức trong ngục, nơi đề lao mà “người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc”. Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói “tiểu nhân thị oai”.Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.

Nhưng với Nguyễn Tuân “Quản ngục là một thanh âm trong trẻo” bởi nhà văn đã nhìn thấy cả chiều sâu tính cách, tâm hồn viên quản ngục: Ông là người biết yêu quí cái đẹp, yêu quí chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật. Ông có sở nguyện cao quí : được treo trong nhà một bức chữ của Huấn Cao. Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông “đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, cho đến bây giờ đã là một trung niên “tóc hoa râm, râu ngã màu” mà ông vẫn còn đeo đuổi. Như vậy, qua mấy lời của Nguyễn Tuân, ta thấy  viên Quản ngục quả thật là một con người có nhân cách.

Do yêu quí cái đẹp, ông yêu quí, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông. Ông “biệt nhỡn liên tài” đối với Huấn Cao “hằng ngày vẫn cho thầy thơ lại mang rượu thịt vào khoản đãi ông Huấn… càng ngày càng hậu hĩnh”. Ông đã “biệt đãi” Huấn Cao − một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình nhưng ông vẫn làm. Điều đó chứng tỏ ông rất trọng nể Huấn Cao bất chấp cả luật pháp.

Ngay cả lúc bị Huấn Cao xua đuổi “Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Ông nhún nhường trước người tử tù, bị xua đuổi, không tức giận mà lại còn lễ phép lui ra với câu nói “Xin lĩnh ý”. Sự nhịn nhục của con người này không đồng nghĩa với sự hạ mình. Đó chỉ là cái nghiêng mình kính cẩn trước một tấm lòng, một nhân cách của kẻ biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài. Đây không phải là cảnh hạ mình chịu nhục để đạt được ý nguyện xin chữ mà là một hành động cho thấy Quản ngục là người biết điều, biết mình. Đó cũng là một cách ứng xử đẹp.

Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao. Mong mỏi hằng ngày, hằng giờ và có lúc sợ hãi bởi lỡ một mai Huấn Cao phải vào kinh chịu án tử hình thì lỡ mất cả đời mơ ước. Điều ta tâm phục ở con người ấy là dù có Huấn Cao trong tay lại dưới quyền sinh quyền sát của mình nhưng không bao giờ ông mảy may nghĩ đến việc phải dùng quyền thế để ép buộc Huấn Cao cho chữ. Có lẽ chính vì sở nguyện cao quý và tính cách của quản ngục mà khi Huấn Cao nghe tin mình phải vào kinh chịu án tử hình và biết được sở nguyện cao quý của quản ngục. Ông đã “lặng nghĩ và mỉm cười… suýt chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Chính vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và lòng yêu quý say mê cái đẹp đã đưa hai con người ở hai phía đối lập xích lại gần nhau trong tình tri kỷ. Đó cũng là lúc cảnh tượng cho chữ thật bi tráng, thiêng liêng hiện ra làm xúc động tâm hồn người đọc. Cảnh cho chữ quả là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” đã góp phần làm nổi bật chủ đề thiên truyện. Cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, tàn bạo. Ánh sáng chiến thắng bóng tối. Đó là lúc uy quyền của chốn tù ngục bỗng chốc sụp đổ. Ngục tù biến mất. Bạo tàn nhường chỗ cho những tâm hồn đẹp đến với nhau.

Thủ pháp tương phản khá rõ, khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã “khúm núm” nhận chữ. Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh “hỗn loạn xô bồ”, ông đã chân thành rơi lệ. Hình ảnh ngục quan cảm động vái người tù một vái, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” có lẽ là một hình ảnh đẹp nhất đã đưa Huấn Cao và quản ngục vào cõi bất tử. Đó là bức tranh đẹp về Thiên Lương – Tài Hoa – Khí Phách hòa quyện, nâng đỡ cho hai tâm hồn vươn tới Chân – Thiện – Mỹ.

—  Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: Là một nhà văn của Chủ nghĩa Lãng mạn, người suốt đời coi cái đẹp và nghệ thuật là tôn giáo của mình, tất yếu, Nguyễn Tuân sẽ say mê hướng vào những vẻ đẹp vừa mới lạ, độc đáo, vừa dữ dội, phi thường. Với ông, “sự tầm thường là cái chết của nghệ thuật” (V.Huy-gô). Vậy nên, bút pháp tương phản, phóng đại được khai thác tối đa cùng với những thủ pháp nghệ thuật của hội họa, điêu khắc và điện ảnh được huy động triệt để đã làm nên những trang văn tuyệt bút.

Có thể nói, xây dựng nhân vật quản ngục – một kẻ chỉ biết thưởng thức cái đẹp, tôn thờ cái tài hoa, khí phách, Nguyễn Tuân đã tạo nên một đối tượng tương xứng với nhân vật chính Huấn Cao, từ đó gửi gắm những triết lí, thông điệp sâu xa: “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ chỉ biết tiếc, biệt trọng người có tài, hẳn không phải là một kẻ xấu hay vô tình”. Thậm chí, với những con người như quản ngục và thơ lại, họ càng đáng quý, đáng trân trọng hơn bởi họ như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chỉ bằng một vài nét phát họa chân dung, cử chỉ, đi vào tâm tư, suy nghĩ của nhân vật, ngòi bút Nguyễn Tuân đã lưu lại một gương mặt độc đáo trên những trang viết của “Chữ người tử tù”.

III. KẾT BÀI

Tóm lại, ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như “một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân

Bài Tham  Khảo

Viên quản ngục là người làm nghề coi ngục, một công cụ của bộ máy thống trị lúc bấy giờ. Cuộc sống trong nhà tù thường gắn liền với tội ác, gắn liền với sự nhem nhuốc, xấu xa. Vậy tại sao tác giả lại ví viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ? Để hiểu được điều đó, trước hết ta phải biết thế nào là “âm thanh trong trẻo”, thế nào là “bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Về nghĩa đen, ta thấy “thanh âm trong tréo” là thanh âm eao, trong, vút lên trong bản đàn mà người ta dễ nhận biết. “Bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” là âm sắc phát ra từ tiếng đàn không hòa hợp với nhau để tạo nên vần điệu cho bản nhạc. Về nghĩa bóng thì “âm thanh trong trèo” chỉ cái tâm trong sáng, thiên lương của viên quản ngục. Viên quản ngục biết quý trọng người tài, biết yêu cái đẹp, biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp. Còn “bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ” ý muốn nói đến nhà tù mà viên quản ngục đang canh giữ. Là nơi thường diễn ra những đòn roi tra tấn, những hành vi chà đạp lên đạo đức xã hội. Tóm lại nơi đây làm cho tâm hồn con người trở nên mục ruỗng đi.

Chữ người tử tù” là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục. Phân tích hình tượng nhân vật Quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Giữa môi trường xấu xa như vậy nhưng viên quản ngục lại là người có những phẩm chất đáng quý. Trước hết, viên quản ngục là người biết yêu cái đẹp, biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp. Viết chữ đẹp và thưởng thức chữ đẹp là thú chơi thanh tao của người xưa. Ngay từ thời còn trẻ, viên quản ngục đã có thú chơi thanh tao đó. “Biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Rõ ràng phải là người biết yêu cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp, viên quản ngục mới ươc muốn có được chữ của ông Huấn Cao để treo trong nhà. Trong những ngày Huấn Cao ở trong nhà ngục do mình trông coi, viên quản ngục luôn nhẫn nhục để xin cho bằng được chữ của Huấn Cao. Khi Huấn Cao trả lời câu hỏi của mình với thái độ khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”, viên quản ngục không nổi trận lôi đình mà lại còn lễ phép lui ra với một câu “Xin lĩnh ý!”. Một điều đáng nói nữa là “Viên quản ngục mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông viết cho… mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia. Thế là y mãn nguyện”. Việc mua sẵn mấy vuông lụa trắng cũng đã đủ chứng minh viên quản ngục rất mong có được chữ của ông Huấn Cao. Viên quản ngục rất lo lắng. “Y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn Cao bị hành hình mà. không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”. Khi có công văn, ngày mai tinh mơ, ông Huấn Cao và các bạn tù của ông phải giải về kinh chịu án tử hình thì “viên quản ngục tái nhợt người đi”, cho gọi viên thơ lại lên và kể rõ tâm sự của mình cho thầy thơ lại biết. Sự trân trọng cái đẹp còn thể hiện qua thái độ của viên quản ngục khi nhận được chữ của ông Huấn Cao cho. “Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trển phiến lụa óng”. Việc giữ lại những vuông lụa trắng có chữ viết của Huấn Cao chính là ý thức muốn lưu.giữ cái đẹp, bảo vệ cái đẹp.

Không chỉ là người biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và giữ gìn cái đẹp, viên quản ngục còn là người biết quý trọng người tài. Mới nghe tin trong những người tử tù ngày mai đến ở có Huấn Cao, viên quản ngục đã cho người lo chu đáo chỗ ở cho những người tù. Điều đó được thể hiện qua ý nghĩ của viên quản ngục khi chuẩn bị đón tù. Viên quản ngục nghĩ về thầy thơ lại “Có lẽ hắn củng như mình, chọn nhầm ngliể mất rồi. Một kể biết kính mến khí phách, một kể biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn là không phải kể xấu hay là người vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao. Ta muốn cho Ông ta đỡ cơ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, bao giờ viên quản ngục cũng cho viên thơ lại đem rượu đến và lễ phép dâng rượu với đồ nhắm cho Huấn Cao. Không những vậy, “năm bạn đồng chí” của ông Huấn Cao “cũng đều được biệt đãi như thế cả”. Đặc biệt khi nhận được công văn ngày mai, vào sáng sớm những người tử tù phải giải về kinh thì viên quản ngục “tái nhợt người đi”. Thái độ đó thể hiện sự tiếc thương của viên quản ngục đối với người tài đức như Huấn Cao.

Biết yêu cái đẹp, biết trân trọng giữ gìn cái đẹp, viên quản ngục còn là người có thiên lương trong sáng. Thiên lương chính là bản tính tốt của con người do trời phú cho. Vậy viên quản ngục là người có bản tính tốt. Sống giữa chốn lao tù, đầy rẫy tội ác mà tâm hồn viên quản ngục không hề bị nhuốm bẩn. Ông biết nhận rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt và đâu là xấu. Quả thực “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tự mình ông cũng đã biết mình chọn “nhầm nghề”. Vì vậy, khi Huấn Cao có lời khuyên “Ở đây lẫn lộn cả. Ta khuyên thầy quản nên thạy đổi chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người (…) Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái ngliể này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững rồi củng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” thì viên quản ngục đã kính cẩn tiếp nhận lời khuyên “Kể mè muội này xin bái lĩnh”. Qua phân tích, ta thấy viên quản ngục đúng là một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mằ nhạc luật đều xô bồ.

Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng được nhân vật viên quản ngục. Lấy cái nền là nhà tù, Nguyễn Tuân muốn gửi đến độc giả một thông điệp quý giá: con người phải luôn vượt lên trên hoàn cảnh sống, vượt lên chính mình. Nguyễn Tuân thành công khi xâv dựng nhân vật này còn bởi ông am hiểu thấu đáo về hiện thực cuộc sống, về diễn biến tâm trạng của con người. Qua nhân vật viên quản ngục, người đọc rút ra rằng: muốn yêu cái đẹp, muốn thưởng thức cái đẹp, muốn lưu giữ bảo vệ cái đẹp trước hết phải biết sống đẹp, sông tốt.

Văn học trẻ sưu tầm tổng hợp

 

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close