Ngữ Văn 9

“Con cò” -Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru

Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh con cò để thể hiện mong ước về một cuộc sống thanh bình, một cuộc sống quen thuộc rất gần gũi với mỗi đứa trẻ. Đồng thời cũng muốn nói lên dù mẹ có phải nhọc nhằn, vất vả lặn lội để kiếm ăn thì mẹ vẫn luôn mong con có một cuộc sông tốt đẹp nhất. Tất cả chúng ta có thể thấy được sự mong mỏi của người mẹ với đứa con của mình, còn đứa con thì sao?

Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người

Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi


Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 

Hình ảnh bao trùm suốt bài thơ là hình tượng con cò trong những câu ca dao xưa. Nói đến con cò là nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện người nông dân, người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui của người mẹ với con. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do câu dài, câu ngắn không đều. Câu có lúc biến đổi nhưng có lúc lại điệp lại, có lúc lặp lại cấu trúc. Chính điều này đã làm cho nhịp điệu bài thơ gần với lời hát ru, đến với người đọc một cách dễ dàng hơn.

Đối với mỗi người mẹ, họ đều có những mong ước riêng cho con mình. Và ở trong bài thơ này, người mẹ chỉ đơn thuần mong con mình có được một cuộc sống bình yên, êm ả.

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ “. 

Tác giả đã mượn hình ảnh con cò để thể hiện mong ước về một cuộc sống thanh bình, một cuộc sống quen thuộc rất gần gũi với mỗi đứa trẻ. Đồng thời cũng muốn nói lên dù mẹ có phải nhọc nhằn, vất vả lặn lội để kiếm ăn thì mẹ vẫn luôn mong con có một cuộc sông tốt đẹp nhất. Tất cả chúng ta có thể thấy được sự mong mỏi của người mẹ với đứa con của mình, còn đứa con thì sao?

” Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng.”

Nó luôn được an toàn, nó luôn được nhận từ người mẹ sự che chở ngọt ngào, tất cả những gì tốt đẹp nhất.

“Trong lời ru cứa mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. “

“Con cò” -Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru

Đúng vậy, qua đây chúng ta có thể thấy lời ru đến với con hoàn toàn vô thức, nhưng lại có giá trị rất lớn với nó. Đó là khởi đầu cho con đi vào một thế giới tâm hồn. Nhưng con vẫn cảm nhận được tình yêu của mẹ qua âm hưởng ngọt ngào của lời ru, con vẫn đón nhận được tình yêu, sự vỗ về của mẹ – điều mà không một đứa trẻ nào có thể thiếu.

Mỗi đứa trẻ đều cần tình yêu thương của người mẹ, không chỉ khi bé thơ mà tình cảm đó còn theo chúng suốt cuộc đời cho đến khi trưởng thành. Khi con lớn, con tới trường, mẹ lại luôn dõi theo từng bước con đi:

” Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”

Hình ảnh con cò lại xuất hiện, cò luôn gắn bó với tuổi thơ cua con, nó cũng chính là biểu tượng của người mẹ thân thương, là tình yêu của mẹ dành cho con. Có thể thấy rằng dù cho con có trưởng thành thì người mẹ vẫn luôn gần gũi với con, lúc này người mẹ đã trở thành người đồng hành với con trên bước đường đời trước mắt con. Ở đây hình ảnh con cò đã thể hiện tình mẫu tử, một tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho đứa con yêu quí. Và đến một ngày khi đứa con trở thành một người lớn, không còn là một dứa trẻ như trước kia thì:

“Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”

Hình ảnh tình yêu thương của người mẹ vẫn theo con trên bước đường sự nghiệp, luôn giúp đỡ con. Lúc này người mẹ không chỉ đơn thuần là người đồng hành với con nữa mà là một người bạn tri ân, tri kỷ. Một lẫn nữa hình ảnh cò trắng được sử dụng ở đây để nói lên tình yêu thương gắn bó của người mẹ dành cho con, và quan trọng hơn là hình ảnh canh cò trong câu ca dao vẫn tiếp tục sống trong tâm thức của con.

Tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con như một triết lý sáu sắc trong cuộc đời. Nó khẳng định tấm lòng của người mẹ với con là không hề thay đổi. Dù ở gần con hay phải xa cách đôi nơi, dù con có ở đâu chăng nữa thì mẹ vẫn dõi theo con, mẹ vẫn yêu con.

“Con dù lớn vẫn  là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
con cò “Con cò” -Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru
Câu thơ nói lên tình cảm mẹ dành cho con là một tình cảm sâu sắc rộng lớn không thể thay đổi ở những câu thơ cuối.

“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.”

Con cò mẹ hát cùng chính là cuộc đời, nâng cánh tương lai cho con qua những câu hát của mẹ. Lần cuối cùng tác giả sử dụng hình ảnh con cò để nói lên một sự suy ngẫm sâu sắc, một triết lý gần gũi với đời sống của con người.

 

Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên mỗi chặng đường đời của con người

– Nếu ở đoạn 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu,xuất phát, thì sang đoạn 2, cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ,theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người  trong suốt cuộc đời:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên 
           Cho cò trắng đến làm quen 
Cò đứng ở quanh nôi 

 Rồi cò vào trong tổ 
 Con ngủ yên thì cò cũng ngủ 
               Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi 
               Mai khôn lớn, con theo cò đi học 
                Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân 
    Lớn lên, lớn lên, lớn lên… 
  Con làm gì? 
          Con làm thi sĩ 
           Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ 
Trước hiên nhà 
       Và trong hơi mát câu văn…

– Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng rộng rãi biện pháp nhân hóa, hình tượng con cò đã trở thành người bạn của con, người con của mẹ.Cánh cò từ trong lời ru của mẹ đã đi dần vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết, và sẽ theo con trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đường.

+ Khi con còn thơ bé có “cò trắng đến làm quen/ Cò đứng ở quanh nôi/Rồi cò vào trong tổ/Con ngủ yên thì cò cũng ngủ/Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Con cò như một người bạn thân thiết, gần gũi bên con suốt những năm tháng ấu thơ. Cò ở bên con, trò chuyện, cùng vui đùa, cùng ngủ, cùng chơi, cùng con khôn lớn. Hình ảnh con cò hiện lên trong trí tưởng tượng của tác giả hay chính là sự phân thân của hình ảnh người mẹ. Trong những năm tháng ấu thơ,  mẹ lúc nào cũng ở bên con làm bạn, vừa chăm sóc, vỗ về, vừa dõi theo sự trưởng thành của con.

+ Khi con lớn, đến tuổi tới trường “con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Con cò trở thành người bạn học, sánh bước bên con đến trường, cùng con bay đến  những chân trời tri thức. Cánh cò trắng tinh khôi như trang sách trắng mở ra đem đến cho con biết bao hiểu biết, biết bao kinh nghiệm để con có thể bước vào cuộc đời.

+ Rồi con trưởng thành “Con làm gì?”, con đi đâu, ở đâu, lại có “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ/Trước hiên nhà/Và trong hơi mát câu văn..”

=> Như vậy, hình ảnh con cò trong ca dao, qua sự liên tưởng,trí tượng phong phú, độc đáo của nhà thơ, nó như bay ra, đề rồi sống trong tâm hồn con người, theo con người và nâng đỡ con người. Như thế, hình tượng con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ, hiện thân cho người mẹ về sự chở che,dìu dắt, nâng đỡ, bao dung, vừa dịu dàng vừa bền bỉ của người mẹ hiền với con.  Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người, cánh cò và tình mẹ, rõ ràng đến đây đã có sự quyện hòa, quấn quýt khó phân biệt. Cái sắc trắng phau phau của cánh cò, cái dịu dàng, êm ả của cánh cò bay lả, bay la cứ như thế dập dìu,gắn kết đi cùng con người trên mỗi bước đường lớn khôn trưởng thành. Con đắp chăn cho ấm nồng giấc ngủ hay con đắp cánh cò? Cánh cò bay theo gót chân con tung tăng đến lớp, rồi cánh cò lại che chở đem hơi mát vào câu thơ, lời văn con mới viết. Cánh cò cứ bay hoài, bay mãi mải miết không bao giờ ngừng nghỉ.Cánh cò đồng hành với con, song hành cùng con.

Qua lời ru thắm thiết nghĩa tình của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca,qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi nằm nôi, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào, êm dịu. Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác. Đoạn thơ thứ nhất khép lại bằng hình ảnh rất đáng yêu: “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

sưu tầm

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close