Bài văn hay THPTNhững bài văn hay

Xuân Quỳnh và những cảm nhận về bài thơ Sóng

Xuân Quỳnh là một người phụ nữ Á Đông điển hình với những quan niệm rất truyền thống. Chị thực sự là một người đàn bà suốt đời kiếm tìm vun trồng và gìn giữ. Gìn giữ cẩn trọng đến mức lúc nào cũng nơm nớp lo âu, khắc khoải.

  1. Tác giả
  2. – Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.
    – Con người:+ Thông minh, chân thành, nhân hậu.+ Nghị lực vượt lên những bất hạnh của tuổi thơ, những trắc trở của duyên phận và cuộc sống để yêu thương.- Phong cách nghệ thuật:

    + Nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường bình dị.

    + Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha,khát vọng yêu chân thành,  mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, cùng những dự cảm bất trắc.

    => Xuân Quỳnh- nhà thơ của tình yêu đằm thắm dịu dàng đôn hậu đã vĩnh biệt đời hơn hai mươi năm về trước. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ vĩnh viễn khép lại song những vần thơ chan chứa mật ngọt tình yêu đã và sẽ vang vọng mãi trong tâm hồn người đọc như tiếng sóng vẫn vọng đều muôn thuở.

  1. Tác phẩm

Kết quả hình ảnh cho Sóng Xuân Quỳnh và những cảm nhận về bài thơ Sóng

“Sóng” là một bài thơ tình rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn duyên dáng vừa mãnh liệt sôi nổi vừa hồn nhiên trong sáng vừa ý nhị sâu xa. Có thể nói rằng “sóng” là một bài thơ viết về tình yêu khá độc đáo với nhiều cảm nhận tinh tế đẹp đẽ. Cùng với  “thuyền và biển” bài thơ  “sóng” đã làm cho tên tuổi Xuân Quỳnh được những đôi lứa yêu nhau trân trọng hơn yêu mến hơn.

– Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.

– Vị trí văn học sử: bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.

– Cảm nhận chung:

+ Nhan đề: Sóng

++ Hình tượng trung tâm của tác phẩm: sóng -> nói về sóng, nói bằng sóng.

++ Trong mối quan hệ với em: vừa song hành vừa chuyển hoá. Sóng chính là em, em chính là tình yêu: sóng = em = tình yêu. Sự sống của em và sóng chỉ thật sự cất nhịp khi tình yêu bắt đầu, còn em, còn sóng là còn yêu và ngược lại ( Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi).

++ Hành trình của sóng và em: “Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể.”

+ Vẻ đẹp của hình tượng: vừa truyền thống vừa hiện đại (Sóng gợi nhắc hình ảnh thuyền và bến – biểu trƣng cho tình yêu trong ca dao nhưng ở bài thơ, người phụ nữ không bị động mà chủ động tự bạch, tự nhận thức để khao khát dâng hiến).

+ Thể thơ: tự do 5 chữ phù hợp với việc diễn tả cảm xúc như những con sóng miên man vô hồi vô hạn, lúc trầm tư dịu dàng lúc dạt dào dữ dội.

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng em, hai hình tượng này song hành suốt tác phẩm.

Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền chung thủy. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh phác họa được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc; dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu…

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close