Bài văn hay THCSBài văn hay THPTNhững bài văn hay
Chuyện người con gái Nam Xương – lấy cốt truyện từ truyện dân gian Vợ chàng Trương
Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngơị vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
A. Kiến thức chung
- Tác giả
- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.
- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức đương thời.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Chuyện người con gái Nam Xương ra đời vào thế kỉ XVI. Là truyện thứ XVI trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục – tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ.
b. Ý nghĩa nhan đề
Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Nội dung trọng tâm của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
- Là người con gái nết na, thuỳ mị, tư dung tốt đẹp
- Là người vợ đảm đang, tháo vát, thủy chung
+ Biết chồng có tính đa nghi nên hết sức giữ gìn khuôn phép để không xảy ra bất hòa
+ Ngày tiễn chồng đi lính: dặn dò đầy tình nghĩa, không mong vinh hiển, chỉ cầu bình an.
+ Khi xa chồng: hết sức thủy chung, giữ tiết, sống trong nỗi nhớ thương khắc khoải.
- Là người con dâu rất mực hiếu thảo: tận tình chăm sóc mẹ chồng lúc ốm nặng. Một mình nàng lo việc ma chay, tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
- Là người mẹ hiền, yêu thương con tha thiết: một mình nuôi con nhỏ với tất cả tình thương yêu của người mẹ và của cả người cha nơi chiến trường (khi chồng đi vắng, nàng chỉ chiếc bóng trên tường nói là cha Đản)
- Là con người nhân nghĩa giàu lòng tự trọng: khi bị chồng nghi oan, nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ bằng việc phân trần nhưng không được => trẫm mình trên sông để bảo toàn danh dự.
2. Bi kịch của Vũ Nương
- Là nạn nhân của tư tưởng phong kiến nam quyền: hôn nhân không có tình yêu (Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ).
- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa: gia đình đang hạnh phúc “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc nửa binh). Những ngày ở nhà, Vũ Nương chờ đợi chồng, ngóng chồng đầy thương nhớ như nàng Phọng Phu.
- Chịu nỗi oan khuất và cái chết oan nghiệt: lời trẻ con + tính đa nghi của chồng dồn đẩy nàng tới cái chết.
Bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một lời tố cáo xã hội phong kiến, bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với số phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ. Họ không những không được bênh vực, che chở mà còn bị đối xử một cách bất công, vô lí. Vì lời nói ngây thơ của con trẻ, vì anh chồng hồ đồ, ghen tuông mà phải kết liễu cuộc đời.
C. Tổng kết
- Nội dung
- Chuyện người con gái Nam Xương: Khẳng định vẻ đẹp, tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đồng thời tác giả còn nói lên niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
2. Nghệ thuật
- Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán
- Kết hợp yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường với cách kể chuyện và xây dựng nhân vật rất thành công.