THƠ CA

Bà lão và người ăn xin

Bà lão và người ăn xin

Bà tập tễnh đi ra đầu ngõ

Vài mớ rau đổi lấy dăm nghìn

Đôi mắt đã hằn vết chân chim

Tháng năm chất chồng, mái đầu bạc trắng

 

Người ăn xin kéo lê chiếc chân bị liệt trên mặt đường bỏng rát

Bóng râm cây cao không che nổi thân người

Bà dừng chân, vạch túi lấy mấy tờ tiền nát nhàu ra đếm

“Một… hai…”

 

Người ăn xin không lấy tiền của bà

Người ta lắc đầu, trong mắt đầy những cảm xúc không tên

Tay liệt, chân què, mắt hỏng một bên

Bà còn đáng thương hơn con nữa.”

 

Bà đếm nửa số tiền trong túi, cúi người đặt vào chiếc nón rách ngay trước bàn chân

“Tình cảm sẽ đong đầy khi số tiền trong tay sẻ nửa.”

Bà chưa từng thấy mình đáng thương

Cũng chẳng cho tiền ai vì lòng thương hại.

 

Chỉ là vì, cuộc đời này còn quá nhiều điều ngang trái

Quá nhiều nỗi bất công

Như việc người này sinh ra tật nguyền, còn người kia lành lặn

Như một cơn bệnh nặng đã cướp đi đứa con duy nhất của bà

 

Đời còn dài, đường thì vẫn còn xa

Chân có thể liệt, mắt có thể mù

Nhưng trái tim và tình yêu thì không thể.

 

Tác giả Nguyên

Xem thêm bài thơ hay cùng tác giả trên trang Văn học trẻ:

Bà lão và người ăn xin Bà lão và người ăn xin
Bà lão và người ăn xin

Lời bàn ngắn của BTV về bài thơ “Bà lão và người ăn xin” – Nguyên

Bà lão và người ăn xin là một bài thơ tự sự viết về câu chuyện giữa bà lão và người ăn xin. Dù rất ngắn ngủi bằng vài chi tiết thoáng lược nhưng tạo nên cả bức tranh rõ ràng về tình người.

Bài thơ mang tầm vóc của một câu chuyện cổ tích, dù không có bà tiên, bà lão trong câu chuyện đáng thương với “Tay liệt, chân què, mắt hỏng một bên; một cơn bệnh nặng đã cướp đi đứa con duy nhất của bà” – gia cảnh bà cũng chẳng lấy làm khá, tuổi già sức yếu, không con cái, “vài mớ rau đổi lấy dăm nghìn” nhưng hoàn cảnh chẳng đánh gục được tấm lòng thiện lương của bà. Chính bà, là bà tiên từ trong cổ tích với người ăn xin nghèo “kéo lê chiếc chân bị liệt trên mặt đường bỏng rát

Và như tôi đã nói, bức tranh thoáng được vẽ bằng vài nét phác thảo ấy nhưng dường như trong mỗi chúng ta hiện lên cả một câu chuyện dài về đời người, cả một bức họa rõ nét về tình người cao cả. Đọc chậm lại chút, đọc kĩ từng câu, chắc hẳn mỗi người sẽ đều rưng rưng xúc động. Giọt nước mắt rơi. Của tình yêu thương giữa người với người.

Chân có thể liệt, mắt có thể mù

Nhưng trái tim và tình yêu thì không thể.

Bài thơ cũng củng cố thêm trong ta lòng bác ái mà dường như chúng ta đã lãng quên trong xã hội nhộn nhịp xô bồ này. Bà lão và người ăn xin – cùng thân phận nghèo với nhau lại đầy lòng trắc ẩn và tử tế nhất, vậy chúng ta thì sao?

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close