Con ngườiHồ Chí MinhViệt Nam sử lược

Hồ Chí Minh – một nhân vật, một con người một nhân cách Việt Nam

Hồ Chí Minh – một con người, một  cái tên, một nhân cách mà toàn thể nhân dân  Việt Nam cùng bạn bè quốc tế đều biết đến với một tấm lòng biết ơn, kính phục và đầy tự hào.

 I.Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Hồ Chí Minh – một nhân vật, một con người một nhân cách Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.
Ngày 5-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Hồ Chí Minh – một nhân vật, một con người một nhân cách Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

II.Sự nghiệp sáng tác.

  1. Quan điểm sáng tác

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện.

   1.1/Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
…biết xung phong”.

Chất “thép” ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca. “Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép”( Hoài Thanh). Chất “thép” còn là bản lĩnh cứng cỏi của người cầm bút. Đó là sự tiếp tục quan điểm thơ “chuyên chú ở con người” như Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại Cách mạng vô sản. Sau này, trong những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp, qua Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, Người lại khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

   1.2/ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại Cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Cách viết thế nào?”. Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập không có nghĩa là hạ thấp phẩm chất của văn chương, mà phải tiếp tục nâng cao phẩm chất ấy, qua đó nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ của nhân dân. Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.

   1.3/ Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người phê phán những tác phẩm “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “người tốt, việc tốt”, uốn nắn và phê phán cái xấu. Tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa nay.

   1.4/ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.

Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống quan điểm sáng tác sâu sắc, tiến bộ, có giá trị lớn lao đối với việc phát triển nền văn học Cách mạng, và có ý nghĩa lâu dài. Những quan điểm sáng tác ấy được Hồ Chí Minh đúc kết, chắt lọc từ chính quá trình cầm bút, từ những hiểu biết sâu sắc, uyên bác về văn học, và được Người thực thi một cách bền bỉ, thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình.

  1. Sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật

– Nhận định chung về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:

+ Độc đáo, đa dạng

+ Bắt nguồn từ: Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động cách mạng, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.

Quan điểm sáng tác.

– Văn chính luận:

+ Cơ sở: khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.

+ Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. 

+ Phong cách: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

+ Tác phẩm tiêu biểu:

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chân thực của các sự việc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắc sảo, trí tuệ của nghệ thuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt của tình cảm.

Tuyên ngôn độc lập (1945): công bố với toàn thể dân tộc và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân, nhân loại… 

Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…

– Truyện và kí:

+ Mục đích: Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến hèn nhát liếm giầy xâm lược.

Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc.

+ Phong cách: Chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.

+ Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…

– Thơ ca: thể hiện sâu sắc nhất phong cách đa dạng độc đáo của Hồ Chí Minh.

+ Nhật kí trong tù: 

Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dài ngâm nguội cho khuây”.

Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày; bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh (nghị lực phi thường; tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc đông trước nỗi đau con ngươi vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ…)  

+ Sáng tác ở Việt Bắc (1941- 1945):

Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự “nỗi nước nhà” của vị lãnh tụ ưu nước ái dân.

Phong cách:

. Thơ tuyên truyền: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ

. Thơ nghệ thuật: viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện
đại, chất thép và chất tình.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close