NGỮ VĂN 12Việt Nam sử lược

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh  ​

Tìm hiểu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập  của Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn Độc lập đối với dân tộc Việt Nam là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Tuyên ngôn Độc lập được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng đó là tiếng nói của một chính phủ, của cả dân tộc, quốc gia.

Tìm hiểu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

– Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn và của bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Biết cách tìm hiểu một văn bản chính luận qua việc phân tích lập luận, lí lẽ và ngôn từ của tác phẩm.

Kiến thức cơ bản

I . Kiến thức chung 

1. Hoàn cảnh ra đời

Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt :

19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.

Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.

Lúc này : cách mạng thành công nhưng nước ta đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc .

Chiến tranh thế giới II sắp kết thúc , thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật ở miền Nam nước ta. Phía Bắc , quân Tàu Tưởng , tay sai của để quốc Mỹ đang trực sẵn ở biên giới với mục đích tương tự .

Trong nước , bọn phản động tìm cách ngoc đầu dậy hòng lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ .

Trên thế giới , hội nghị các nước đồng minh thắng trận họp và giao ước : các nước thắng trận được trở lại thuộc địa cũ của mình ; các nước giành độc lập thì được trao quyền tự trị . Pháp thì tung dư luận quốc tế rằng nước ta là thuộc địa do Pháp bảo hộ , khai hóa , nay Pháp trơt lại cai trị là đương nhiên .

2. Mục đích, đối tượng :

Chính vì hoàn cảnh đặc biệt trên , bản Tuyên ngôn độc lập ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần kíp , tất yếu của lịch sử cách mạng Việt Nam :

– Hướng tới toàn thể nhân dân Việt Nam , nhân dân thế giới , đặc biệt là bọn thực dân đế quốc đang lăm le xâm chiếm nước ta. Làm cho quốc tế công nhận nền độc lập ấy .

– Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.

– Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.

3 .Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập

a.Về lịch sử

Là một văn kiện có giá tri lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới độc lập tự do dân tộc.

b.Về văn học:

Tuyên ngôn độc lập là bài văn chính luận ngắn gọn,súc tích,lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn & đầy sức thuyết phục -áng văn bất hủ .

4.Bố cục: gồm 3 đoạn .

– Đoạn 1:Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
– Đoạn 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
– Đoạn 3: Lời tuyên bố độc lập
—> Bố cục cân đối ,kết cấu chặt chẽ .

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh  ​
Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ đọc ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình. (Ảnh tư liệu)
II. Phân tích 

1.Cơ sở pháp lí &chính nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập:

Nêu và khẳng định quyền con người và quyền dân tộc:

– Trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn độc lập:

+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)

+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)

-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người .

* Ý nghĩa của viêc trích dẫn:

– Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.

-Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang tầm nhau.)

* Lập luận sáng tạo :

” Suy rộng ra..” “ -> từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc.

* Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.

2.Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập:

a. Tội ác của Pháp:

*Tội ác 80 năm:lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng..nhưng thực chất cướp nước,áp bức đồng bào ta,trái với nhân đao& chính nghĩa.

-Chứng cứ cụ thể :

+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị ,đầu độc , khủng bố.

+ Về kinh tế: bóc lột dã man

-Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích,đanh thép, đầy phẩn nộ đối với tội ác tày trời của thực dân

*Tội ác trong 5 năm(40-45)

– Bán nước ta 2 lần cho Nhật

– Phản bội đồng minh ,không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố ,giết nốt tù chính trị ở Yên Bái,Cao Bằng.

*Lời kết án đầy phản nộ,sôi sục căm thù. Vừa:

-> vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối ,đầu hàng ,bỏ chạy..)

-> đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,…từ đó..)

Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ.

b. Dân tộc Việt Nam (lập trường chính nghĩa)

– Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm …

– Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.

– Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.

-Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp .

*Phương pháp biện luận chặt chẽ , lô gích, từ ngữ sắc sảo. Cấu trúc đặc biệt,nhịp điệu dồn dập,điệp ngữ”sự thật “như chân lí không chối cải được.Lời văn biền ngẫu.

c.Phủ định chế độ thuộc địa thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc

-Phủ định dứt khoát, triệt để…(thoát ly hẳn,xóa bỏ hết…..) mọi đặc quyền ,đặc lợi của thực dân Pháp với đất nước Việt Nam .

-Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập , tự do của dân tộc

*Hành văn;hệ thống móc xích- khẳng định tuyệt đối

3.Lời tuyên bố độc lập trước thế giới

– Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Hồ Chủ Tịch về quyền dân tộc -tự do ( trên cơ sở lí luận pháp lí, thực tế ,bằng ý chí mãnh liệt của dân tộc )

-Tuyên bố dứt khoát triệt để .

III. Tổng kết:

TN ĐL thể hiện tư duy sâu sắc, cách lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác, dẫn chứng cụ thể, đầy sức thuyết phục, thể hiện rõ phong cách chính luận và tư tưởng yêu nước thương dân , tự hào dân tộc sâu sắc của Hồ Chí Minh . Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định được quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam .

TNĐL có giá trị lớn lao về mặt lịch sử, đánh dấu một trong những trang vẻ vang bậc nhất trong lịch sử đấu tranh kiên cường , bất khuất giành độc lập tự do từ trước đến nay và là một áng văn bất hủ của nền văn học dân tộc.

—–
B . Củng cố kiến thức . 

Đề 1: Phân tích ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập.

Đề 2: Phân tích cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập.

Đề 3: Phân tích Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm.

Đề 4: Phân tích phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập.

Gợi ý giải đề

Đề 1: 
– Ý nghĩa phần mở đầu trong một tuyên ngôn: nêu những nguyên lí chung, cơ sở pháp lí của tuyên ngôn.

Mô tả (mở đầu như thế nào)

Ý nghĩa (trọng tâm)

Trích dẫn sáng tạo

– Đánh giá:

Khẳng định: cách mở đầu xúc tích, khéo léo, sáng tạo.
Mở đầu cho hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm.

Đề 3:

– Khái quát: giá trị văn chính luận Hồ Chí Minh nói chung và Tuyên ngôn độc lập nói riêng.

Hệ thống lập luận chặt chẽ là một trong những giá trị nổi bật của tác phẩm.

– Phân tích hệ thống lập luận:

Phân tích theo 3 phần của bản tuyên ngôn, chỉ ra tính logic trong trình tự triển khai các luận điểm (hệ thống luận cứ)

– Tổng hợp:

Hệ thống lập luận chặt chẽ là một đặc điểm nổi bật không chỉ ở Tuyên ngôn độc lập mà trong tất cả các tác phẩm văn chính luận của Bác.

Hệ thống lập luận chặt chẽ kết hợp với lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng chân xác, hùng hồn… tạo nên vị trí áng văn chính luận xuất sắc cho Tuyên ngôn độc lập.

Đề 4:

– Phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh?

– Phân tích các đặc điểm

Ngắn gọn

Lập luận chặt chẽ (nêu hệ thống lập luận và sự logic trong trình tự triển khai qua các luận cứ)

Lí lẽ đanh thép.

Bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến.

Ngôn ngữ: hùng hồn, giàu tính biểu cảm

Tất cả xuất phát từ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt với nhân dân, dân tộc.

– Tổng hợp:

Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ đặc điểm phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh.

Vị trí văn học sử: áng văn chính luận xuất sắc.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close