Bài văn hay THCSCuộc thi viết vănNhững bài văn đạt HSGNhững bài văn hay

Viết thư UPU 51 về khủng hoảng khí hậu

Cuộc thi viết lần thứ 51 - 2022 đề cập tới một vấn đề cấp thiết, nóng hổi đang được quan tâm nhất hiện nay - đó là vấn đề biến đổi khí hậu

Văn học trẻ gửi tới các bạn một bài viết thư UPU 51 về khủng hoảng khí hậu – đầy đủ, sâu sắc để các bạn có tư liệu tham khảo.

Viết thư UPU là cuộc thi viết thư Quốc tế của Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) dành cho trẻ em từ 9 đến 15 tuổi (thời điểm gửi thư tham dự cuộc thi), nhằm:

– Góp phần phát triển khả năng Viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi.
– Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.
– Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

Chủ đề cuộc thi năm 2022 – lần thứ 51: Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu. (Write a letter to someone influential explaining why ang now they should take action on the limate crisis).

Dàn ý được gợi ý từ BTC cuộc thi như sau:

– Mở đầu:

  • + Địa điểm, thời gian viết thư.
  • + Lời ngỏ hay lời chào đầu thư.

– Nội dung:

  • + Giới thiệu khái quát về bản thân.
  • + Nêu rõ mục đích, lý do viết thư: Bày tỏ suy nghĩ của mình về tình hình khủng hoảng khí hậu.
  • + Trình bày những quan điểm, suy nghĩ của bản thân: Biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và môi trường sinh thái; Khủng hoảng khí hậu làm Trái Đất dần nóng lên, đe dọa trực tiếp đến môi trường sống, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người; Hành động khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, chặt phá rừng, xả rác bừa bãi là những nguyên nhân chính gây khủng hoảng khí hậu,…
  • + Bày tỏ mong muốn, đề xuất giải pháp với người nhận thư: Xây dựng những quy định mới để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, trồng nhiều cây xanh, xử lý rác thải hợp lý,…
  • + Thể hiện niềm tin của bản thân vào một thế giới xanh khi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.

– Kết bài:

Gửi lời chúc tốt đẹp gửi đến người nhận thư, lời tạm biệt cuối thư và chữ ký.

– Bức thư được viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một lá thư:

  • + Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư.
  • + Phần nội dung thư truyền tải toàn bộ chủ đề bức thư.
  • + Phần kết luận là những thông điệp được người viết gửi gắm và có lời chào tạm biệt, ký tên người viết.

– Viết thư của bản thân bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể chung chung.

Trong bức thư có nhiều cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.

– Một bức thư tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU không phải là lá thư thông thường mà là bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt.

Xem thêm bài viết liên quan:

Viết thư UPU 51 về khủng hoảng khí hậu Viết thư UPU 51 về khủng hoảng khí hậu
Viết thư UPU 51 về khủng hoảng khí hậu

Bài viết mẫu

Kính gửi bác Đoàn Hồng Phong – Bí thư tỉnh ủy Nam Định!

Cháu là Đinh Thị Kim Ngân, học sinh lớp 8D trường THCS Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định.

Cháu không biết lá thư này gửi đến Bác có đúng người hay không nhưng cháu không biết nhiều vị lãnh đạo hơn để gửi gắm tình cảm của mình. Mong rằng bác dành chút thời gian quý báu đọc bức thư này và lưu tâm tới điều cháu nói. Nếu bác biết một vị lãnh đạo đúng chức trách hơn, hãy chuyển bức thư này giùm cháu nhé.

Cháu sinh ra ở một xã ven biển – xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, đất nước ta có bờ biển rất dài rất đẹp đúng không? Nơi cháu sống cũng vậy, những người dân ở đây cũng sống bằng nghề chài lưới, đánh bắt tàu cá mà sống qua nhiều đời nay. Khi cháu còn nhỏ, cháu đã nhìn thấy từng cơn sóng biển êm dịu vỗ nhẹ vào bờ cát thơ mộng. Mẹ cháu kể rằng trước đây bờ cát dài tít tắp, mỗi lần muốn tắm biển cần đi từ con đê đi ra thật xa để tắm được. Khi sóng rút, bãi cát trải rộng lộ ra cơ man nào những chú cá nhỏ mắc cạn, những rặng san hô nhỏ và những chú sứa biển đáng thương. Lúc ấy, mẹ cháu sẽ vớt những loài động vật bé nhỏ ấy trả về biển khơi. Nhưng bác ơi, bãi cát rộng lớn ấy ngày càng thu hẹp lại, tới nay – năm 2022, cháu đã không còn thấy bãi cát thơ mộng ấy nữa. Cơn sóng biển êm ru ngày càng sát lại gần và dữ dội hơn. Một dãy nhà ven biển đã sập xuống. Mẹ cháu nói rằng chính phủ sắp dỡ bỏ dãy nhà ấy để đảm bảo an toàn cho mọi người. Cháu cũng thấy rằng đó là việc làm đúng đắn bởi nước biển gần bờ đã làm ngập khắp con đường, đánh lở sập nhiều ngôi nhà, hết sức nguy hiểm.

Có lẽ với nhiều bạn khác, nếu thương nhớ bãi cát có thể cùng cha mẹ du lịch ở đâu đó là xong, nhưng đây là quê hương cháu, bãi cát là cả tuổi thơ cùng cha xây những lâu đài, bãi cát là nơi ông ngoại từng nạo ngao, đun tép nuôi sống cả gia đình. Mất đi bãi cát cũng giống như mất đi nơi kiếm sống của rất nhiều người.

Cháu đã tự hỏi rằng lí do nào khiến sóng biển ngày càng gần như vậy? Liệu một ngày nào đó trong tương lai cháu còn thấy được bãi cát nữa không? Và qua ti vi, sách báo, cháu đã biết được nguyên do – đó chính là biến đổi khí hậu – hiệu ứng nhà kính khiến nóng lên toàn cầu. Khi Trái đất nóng lên, băng ở hai cực sẽ tan ra khiến nước biển ngày càng dâng cao. Nhất là một đất nước có bờ biển dài như Việt Nam, vài năm tới chúng ta có thể mất đi 30% tổng diện tích. Ngoài hậu quả khiến mực nước biển tăng khiến bãi biển mà em yêu quý mất đi, biến đổi khí hậu cũng khiến thời tiết thay đổi thất thường, giống như năm nay mùa xuân tới mà gió đông dưới 10 độ C vẫn kéo dài, mùa hè ngày càng nóng nực hơn, hạn hán kéo dài, những loại bệnh lạ xuất hiện… Biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và môi trường sinh thái, đe dọa trực tiếp đến môi trường sống, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu xuất hiện là hoàn toàn do hành động con người mang lại như: Hành động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức, chặt phá rừng, xả rác bừa bãi, là những nguyên nhân chính gây khủng hoảng khí hậu,… Bởi hạn chế dùng phương tiện giao thông toàn cầu suốt thời gian Covid hoành hành mà tầng Ozon đã thủng có dấu hiệu lành lại. Những dấu hiệu ấy ám chỉ rằng chúng ta nên dừng lại, thay đổi hành vi để ngưng tác động xấu lên Trái đất này.

Là một học sinh, đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước, cháu đã hiểu tác hại mà biến đổi khí hậu gây ra, nhưng một tay vỗ làm sao lên tiếng, chúng ta cần tất cả mọi người phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này. Mọi người cần hiểu được mỗi một việc làm, mỗi một chiếc túi ni lông vứt ra, mỗi một chiếc chai nhựa đem bỏ, mỗi một giờ dùng điện có sức ảnh hưởng tới tự nhiên thế nào? Mỗi người chỉ cần hạn chế hành động của mình lại, từ từ hướng tới tiêu dùng xanh, tiết kiệm, bảo vệ. Trái đất cần cây xanh hơn cần cốc nhựa.

Với sức bé nhỏ của mình, cháu sẽ cố gắng làm tất cả những gì mình có thể như: hạn chế sử dụng túi nilon, xả rác, dùng quạt điện, điều hòa khi không thực sự cần tới, không lãng phí vào mua đồ dùng, tích cực tham gia vào hoạt động của đoàn thanh niên: dọn rác bên bờ biển, trồng cây chắn gió tại địa phương. Đó là những hành động dù nhỏ nhưng cực kì có ích mà mỗi lần làm chúng cháu đều thấy tự hào.

Cháu muốn nhờ bác – một người có sức ảnh hưởng, hãy mở những đợt tuyên truyền, những hoạt động đánh thức tự giác của mỗi người, kêu gọi mọi người trồng cây xanh và sống xanh hơn. Hãy chung tay bảo vệ trái đất bởi nó là nguồn sống là trái tim của chúng ta. Mối chúng ta chính là một mảnh ghép quan trọng để bảo vệ môi trường.

Cảm ơn bác đã đọc bức thư này, mong bác có nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và tạo ra những chương trình bảo vệ Trái đất được tất mọi người hưởng ứng. Cháu hứa rằng mình sẽ là một người tham gia tích cực nhất.

Cháu Đinh Thị Kim Ngân kính gửi.

Đinh Thị Kim Ngân , lớp 8D trường THCS Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định

Bài mẫu được viết theo ý kiến cá nhân đề cập từ cái nhìn của tác giả về điều mà bạn trực tiếp nhận thấy. Biến đổi khí hậu ở nơi các bạn ở diễn biến ra sao? Hãy từ bài viết tham khảo này để mỗi chúng ta có cái nhìn nhận rõ rệt về hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại, gây xúc động cảm hứng viết của các bạn nhé.

Nếu bạn nào muốn chia sẻ với Văn học trẻ về biến đổi khí hậu chỗ bạn, hãy gửi bài viết cho chúng mình ở địa chỉ: vanhoctrenet@gmail.com hoặc để lại bình luận bên dưới nhé.

Viết thư UPU 51 về khủng hoảng khí hậu – Bài viết tham khảo hay nhất do VHT cung cấp

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close