TRUYỆN NGẮN

Bầu trời năm ấy còn xanh

Bầu trời năm ấy còn xanh

Mưa vừa tan. Con đường lầy lội đất đỏ ngoằn ngoèo, một bên là dòng sông đục ngầu, một bên là lúa vừa mới trổ đòng thơm ngát. Cậu bé vung vẩy hai tay ngắn ngủn, dò dẫm bước từng bước, hai bàn chân nho nhỏ đi rõ lâu mới được một quãng ngắn, bùn bắn đầy lên quần áo.

Phía sau cậu bé, cách không xa lắm, chỉ chừng ba bốn mét, người đàn ông trẻ tuổi thong thả bước đi, nhìn bóng lưng cậu bé và cười.

Hình như vừa mới nhớ ra sự tồn tại của bố, cậu bé quay đầu lại, giơ bàn tay nhỏ xíu lên vẫy vẫy, gọi thật to: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Bố ơi nhanh lên, chân bố to mà sao đi chậm thế?”

Người đàn ông cũng giơ tay lên vẫy với cậu:

“Chân bố to nên nặng lắm, không đi nhanh được”.

Cậu bé nghiêng đầu như thể suy nghĩ xem lời bố nói có hợp lý hay không, lại nghe thấy tiếng bố cười:

“Con có đi tiếp không?”

Thấy bố hỏi như vậy, cậu bé dẹp mớ thắc mắc trẻ con sang một bên, quay về phía trước tiếp tục đi. Được thêm vài bước thì trượt ngã. Bùn lấm lem trên quần áo, trên mũ, trên khuôn mặt nhỏ non nớt, bùn nghịch ngợm chui cả vào trong giày.

“Bố ơi cứu con!” Bầu trời năm ấy còn xanh

Người bố không còn chậm chạp, mà sải những bước dài hơn. Nhưng không dừng chân ở nơi con mình đã ngã, mà tiến lên phía trên một đoạn, rồi mới quay đầu lại, trưng ra vẻ mặt ghét bỏ:

“Con bẩn lắm, bố không cứu đâu, con tự đứng lên đi!”

Cậu bé tập mãi thành quen, chống hai bàn tay xuống đất, đứng lên, chân nhỏ tiếp tục di chuyển về phía bố đang đứng đợi. Rồi bất ngờ, cậu bé ôm lấy chân bố. Người bố bế bổng đứa con trai nghịch ngợm lên:

“Con làm gì thế?”

Cậu bé vừa khanh khách cười vừa cọ cọ: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Bố cũng là người bùn giống con. Người bùn lớn là bố người bùn con…”

Không đợi bố kịp phản ứng gì, cậu đã đưa ngón tay nhỏ xíu ra, vẽ trên ngực áo bố một bông hoa từ bùn:

“Bố ơi, sau này lớn lên con làm họa sĩ nhé…”

Giọng nói trầm ấm của người bố hòa lẫn vào giọng sữa của bé con cứ xa dần, bóng dáng hai bố con cũng nhòa dần rồi khuất hẳn. Bầu trời năm ấy còn xanh

Bầu trời sau cơn mưa trong veo và xanh ngắt, không khí vương đầy mùi bùn đất, mùi cỏ non, cùng hương vị tươi mát của lúa mới lên đòng mà sau này con chỉ có thể hồi tưởng lại trong những giấc mơ nơi thị thành chật hẹp.

Cậu bé ngày xưa đã trở thành một chàng trai cao lớn, giống như hàng ngàn, hàng vạn người trẻ ở ngoài kia, ôm ước vọng tiến vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, mặc cho những non nớt thơ ngây bị bào mòn từng chút, từng chút một.

Trong căn nhà nhỏ, người đàn ông trung tuổi đưa đôi mắt nhập nhèm nhìn lên bức tường trước mặt, nơi treo đầy bằng khen, giấy khen, huy chương của hàng loạt kỳ thi lớn nhỏ, tất cả đều viết tên con trai ông. Từ lâu, con trai duy nhất của ông đã trở thành “con nhà người ta” trong mắt thầy cô, họ hàng, bè bạn, thành chuẩn mực thành công trong câu chuyện của bao nhiêu thế hệ đi sau.

Chỉ là, trong những giấc mơ chập chờn ban tối… thỉnh thoảng ông vẫn ngửi thấy mùi bùn đất nhàn nhạt, bầu trời xanh trong, và giọng nói non nớt của đứa trẻ năm xưa: “Bố ơi, sau này lớn lên con muốn làm họa sĩ”.

Đột nhiên, ông cúi gập người, ôm ngực. Tiếng ho lục khục vang lên trong cổ họng dường như bị ông cố tình ép lại, nhưng vẫn không ngừng bật ra, bật ra, tới khi khí quản co thắt, mùi tanh nhàn nhạt dâng lên. “Ục” một tiếng, trên nền đất xuất hiện một ngụm máu đỏ tươi.

Ông liên tục thở gấp, như muốn bù lại những giây phút khó thở tới suýt đứt hơi ban nãy. Trời đất trước mắt ông xoay tròn, xoay tròn, rồi chìm vào trong một khoảng không gian tối đen như mực. Bầu trời năm ấy còn xanh

Cách xa nơi ấy gần bốn trăm cây số, anh bác sĩ trẻ thẫn thờ nhìn kim của chiếc đồng hồ cổ lỗ sĩ treo trên tường đang chậm chạp nhích từng chút. Thời gian rảnh rỗi nhất của phòng cấp cứu ngoại là tầm năm giờ đến bảy giờ sáng. Năm giờ rưỡi. Dường như cả phòng trực đã quên đi không khí khẩn trương giành giật đến từng giây khi xử trí mấy ca tai nạn giao thông đêm qua. Bệnh nhân cần mổ cấp cứu đã đẩy lên phòng mổ, có thể đưa về khoa đã bàn giao cho khoa, còn lại hai người cần theo dõi, cũng đã chuyển sang phòng lưu bên cạnh.

Không còn tiếng bước chân gấp gáp, không còn ép tim bóp bóng, không còn những y lệnh vội vàng mà dứt khoát. Chỉ có hơi thở của mấy con người cùng tiếng trò chuyện đứt quãng hòa vào sự tĩnh lặng và lạnh lẽo của bệnh viện.

Chị điều dưỡng ngáp ngắn ngáp dài. Anh bác sĩ trực ngồi bấm điện thoại. Cậu bé sinh viên hí voáy tô tô vẽ vẽ trên trang giấy còn trống của sổ lâm sàng.

“Ây, nhóc biết vẽ à?” Bầu trời năm ấy còn xanh

Cậu bé thấy anh gọi thì giật mình, ngơ ngác:

“Vâng, em thích vẽ lắm ạ.” Bầu trời năm ấy còn xanh

Anh đứng dậy, nhìn vào bức tranh nho nhỏ trên trang giấy, một người cha đang ôm cậu con trai.

“Dựng hình tốt đấy chứ, sao vẽ đẹp vậy mà không theo ngành mĩ thuật?”

Cậu nhóc cười cười:

“Bố mẹ em đều là họa sĩ nên ngày trước cũng hướng em thi vào mấy ngành liên quan đến hội họa. Nhưng em chỉ thích vẽ thôi, chứ không muốn coi vẽ là nghề nghiệp. Mơ ước của em là trở thành bác sĩ, chữa bệnh cứu người.”

Anh cũng cười theo:

“Thế mà bố mẹ em không ý kiến gì à?” Bầu trời năm ấy còn xanh

Cậu bé gật gật đầu:

“Có chứ anh, ban đầu bố mẹ em cũng không hiểu đâu, còn bảo học y làm gì cho khổ. Nhưng sau khi nghe em nói về mơ ước của em, thì ổn rồi ạ. Bố mẹ nào cũng muốn con mình vui vẻ, mà được đi theo mơ ước của mình, với em là niềm vui lớn nhất.”

Anh kéo ghế ngồi xuống bên cạnh, xem cậu nhóc đi từng nét chì:

“Thế từ lúc vào trường đến giờ, em có hối hận không?”

Cậu nhóc lắc đầu: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Không anh ạ, học y khó thật, nhưng em vẫn vui. Cứ nghĩ đến chuyện được giống như các anh, trở thành bác sĩ, được nhìn thấy bệnh nhân hồi phục từng ngày, là em chẳng thấy có gì phải hối hận cả. Với lại, ngày trước bố em từng nói “Bố rất vui khi con thẳng thắn với bố mẹ về mơ ước của mình, vì con có thể lựa chọn thỏa hiệp với hiện thực, nhưng ước mơ của con thì không”.”

Anh bất tri bất giác xoay điện thoại trong tay: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Bố mẹ em tiến bộ nhỉ? Ngày trước anh cũng thích vẽ lắm, muốn thành họa sĩ, nhưng bây giờ lại khoác áo blouse ngồi đây đón bệnh nhân.”

Tay cậu bé dừng lại, ngòi chì rời khỏi trang giấy:

“Có lý do gì sao ạ?”

Anh cười rất nhẹ: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Ừ, nhiều lý do, mẹ anh trước là điều dưỡng làm ở viện K, nhưng lại bị ung thư xương mất từ lúc anh còn nhỏ. Nên bố anh vẫn muốn anh theo ngành y. Một phần cũng vì anh học khá ổn nữa, nên được tuyển thẳng vào trường.’

Cậu bé lắc đầu:

“Em cũng không hiểu lắm, chuyện mọi người học y chỉ vì bố mẹ mọi người muốn thế ấy. Nhưng có thể vì anh chưa bao giờ nói anh không muốn làm bác sĩ, nên bố anh vẫn tin là anh không có ý kiến gì cả. Còn nếu anh muốn vẽ thì cứ vẽ thôi, có sao đâu ạ? Anh vẫn làm bác sĩ, vẫn điều trị cho bệnh nhân, và vẫn vẽ…”

Thực ra anh biết, nếu anh nói rằng mình có ước mơ, có lý tưởng, không muốn theo sự sắp đặt của người khác, bố anh cũng sẽ gật đầu thôi. Vì từ bé đến lớn, ông chỉ phân tích cho anh mặt tốt và mặt xấu của vấn đề, còn anh quyết định thế nào, ông không bao giờ xen vào. Bầu trời năm ấy còn xanh

Chỉ là, chính anh cũng cảm thấy, tiếp nối ước mơ của mẹ là một phần trách nhiệm.

Anh tình nguyện bỏ giấc mộng của mình dang dở. Vì tiếp nối ước mơ của mẹ, vì hoàn thành mong muốn của bố,  vì ánh mắt tín nhiệm của những người anh thương yêu nhất trên cuộc đời này. Bao người trẻ ngoài kia cũng giống như anh, ý thức trách nhiệm nặng nề khiến họ sống một cuộc đời mà ý nghĩa thuộc về người khác.

Xem ra, người như cậu sinh viên mà anh đã gặp lại là số ít, người dám thẳng thắn bày tỏ, dám đứng dậy và bước đi, vì mơ ước của chính mình.

Sáu giờ mười lăm phút. Tiếng trò chuyện đứt quãng lại càng “đứt quãng” hơn ban nãy, cậu sinh viên ném cuốn sổ sang một bên, gục đầu xuống bàn trực. Anh bác sĩ tiện tay gõ gõ vài dòng, chỉnh lại bệnh án giao ban. Bầu trời năm ấy còn xanh

Tiếng còi xe cấp cứu vang lên từ phía xa, càng ngày càng rõ ràng, rồi hú liên tục tới váng cả óc ở ngay cửa sau phòng cấp cứu, kéo mấy con người trong phòng ra khỏi cơn buồn ngủ. Một ca tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, tiên lượng rất nặng.

“Anh ơi, không đo được huyết áp, không đếm được mạch!”

Cậu sinh viên mở to hai mắt, có vẻ hơi hoảng hốt nhìn về phía anh bác sĩ cầu cứu.

Anh gật đầu, đeo găng tay, thay thế vị trí của cậu nhóc. Mạch rất yếu, gần như không thể bắt được, lồng ngực phập phồng càng ngày càng nhẹ, báo hiệu một sinh mạng đang dần dần trôi qua kẽ tay. Bầu trời năm ấy còn xanh

“Bẻ cho anh mười ống adrenalin, bảo chị Hà chuẩn bị tiêm tĩnh mạch, hồi sức tim phổi cho bệnh nhân! Còn em, bóp bóng liên tục đi, đừng ngừng! Gọi chụp xquang lưu động! Nếu lát nữa chức năng tim phổi cải thiện thì đẩy đi chụp CT.”

Một bàn tay đặt lên lồng ngực bệnh nhân, chính giữa một phần hai dưới của xương ức, bàn tay còn lại chồng lên, các ngón tay xen kẽ nhau, dùng lực của hai cánh tay, vai và cả thân mình ép xuống sao cho lồng ngực bệnh nhân lún bốn tới năm centimet. Động tác lặp lại liên tục, lên tới trên một trăm nhịp một phút. Kĩ thuật ép tim trong cấp cứu ngừng tuần hoàn, về lý thuyết, bất kì bác sĩ hoặc sinh viên y nào cũng thuộc nằm lòng. Chỉ là khi thực hiện lại không đơn giản như vậy, chỉ qua vài phút mà hai tay anh đã mỏi rã rời. Bầu trời năm ấy còn xanh

Cướp lại một mạng sống từ bàn tay của Tử Thần, chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Và nghề của anh, đã định sẵn là sẽ từng giây từng phút giành giật hơi thở bệnh nhân giữa lằn ranh sự sống và cái chết.

Đúng lúc này, điện thoại nhét trong túi áo blouse kêu vang. Anh bác sĩ hơi nhíu mày, chưa kịp phản ứng thì chị điều dưỡng bên cạnh đã rút chiếc điện thoại ra, giúp anh bắt máy, sau đó áp lên tai anh.

Giọng nói gấp gáp của người họ hàng xa, qua sóng viễn thông lại có vẻ rè rè:

“Nam à? Bố cháu… ông ấy… ngất xỉu ở giữa nhà. Bác gọi cấp cứu rồi, đang trên đường đến bệnh viện. Cháu xem thế nào…” Bầu trời năm ấy còn xanh

Trái tim trong lồng ngực hẫng một nhịp, người mặc blouse trắng chỉ hơi chần chừ một thoáng. Anh cắn môi, nhắm hai mắt lại, đôi tay vẫn tiếp tục động tác ép tim không ngừng nghỉ, và giọng nói lại nghẹn đắng nỗi lòng:

“Vâng, cháu đang cấp cứu cho bệnh nhân. Về phía bố cháu… nhờ các bác giúp đỡ ạ.”

Đây không phải là vấn đề lựa chọn. Khi khoác trên mình màu áo trắng thiêng liêng, anh là một bác sĩ trước khi là con của bố anh. Thật tàn nhẫn, thật nghiệt ngã, nhưng anh chỉ có một lựa chọn duy nhất là đặt niềm tin vào những người xa lạ cách vài trăm cây số, hi vọng họ làm tròn thiên chức của mình. Còn anh, sau cuộc điện thoại này, phải ném nỗi lo của một người con sang một bên, và tiếp tục cấp cứu cho bệnh nhân. Bầu trời năm ấy còn xanh

Anh cứ ép tim cho bệnh nhân, ép mãi, ép mãi, tới khi những khớp xương của hai cánh tay như rời cả ra, từ trên bả vai đổ xuống hoàn toàn mất đi cảm giác. Nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi. Người nhà bệnh nhân lúc này mới có mặt, đôi mắt mở to, thẫn thờ nhìn thân nhân của mình lạnh băng trên giường bệnh trắng toát, quên cả gào khóc.

“Reeng… reeng…”

Tiếng chuông đinh tai nhức óc dội thẳng vào màng nhĩ, người trên giường giật mình ngồi bật dậy, mồ hôi đầm đìa lưng áo. Qua vài phút thở hồng hộc, anh mới chậm chạp vươn tay, cầm lấy điện thoại đang lăn lóc bên cạnh gối đầu.

Mười một giờ. Sau ca trực dài, anh mới chợp mắt được ba tiếng. Chỉ ba tiếng ngắn ngủi mà đã đủ cho anh một lần nữa trải qua tình cảnh cách đây mấy tháng. May mà cuối cùng bố anh đã không sao. Chỉ là ánh mắt của người nhà bệnh nhân hôm ấy cứ xoáy sâu vào tâm trí, ám ảnh anh trong những cơn mộng mị chập chờn.

“Dạ, con đây.”

Đầu dây bên kia là bố anh, vẫn những câu hỏi thăm quen thuộc:

“Đang ngủ à con?” Bầu trời năm ấy còn xanh

Anh cười cười, giọng nói đã bình thường trở lại:

“Vâng, con vừa đi trực về. Đêm qua hơi nhiều bệnh nhân.”

Người bố gật gật đầu, tuy rằng con trai không nhìn thấy. Bầu trời năm ấy còn xanh

“Ừ, thế nghỉ ngơi đi, cố gắng giữ gìn sức khỏe. Con là bác sĩ, đừng để mình ốm yếu như bệnh nhân.”

Anh con trai vẫn cười:

“Không sao đâu bố, con quen rồi mà. Cũng đâu phải đêm trực đầu tiên đâu. Mà bố cũng phải giữ sức khỏe đấy nhé, con cúp máy đây.”

Con trai ông đã bao lâu không về thăm nhà nhỉ? Một ngày, hai ngày… mới đó mà đã nửa năm. Từ khi ông nhập viện vì ho ra máu và ngất xỉu trong nhà, con trai chỉ trở về được một ngày rồi lại đi ngay.

Vợ mất sớm, ông gửi gắm hết khát khao ước vọng cả cuộc đời cô y tá trẻ năm xưa, vào tương lai con trai của hai người. Cái ước vọng ấy lớn đến nỗi che lấp đi mong muốn của con, trói buộc luôn đôi cánh non nớt còn chưa một lần được bay trên bầu trời cao rộng. May mà, nó không làm ông thất vọng.

Cúp điện thoại xong, anh bác sĩ trẻ nghiêng bên này, lật bên kia, vẫn không ngủ được. truyện ngắn hay

“Chẳng lẽ lại phải làm vài viên Seduxen.” Tiếng thở dài não nề tan biến trong căn phòng tranh tối tranh sáng, anh liếc mắt nhìn về phía tủ thuốc.

Anh đứng dậy, mở tủ, vỉ Seduxen mười viên mới mua tuần trước thôi, mà giờ đã không còn viên nào. Bực bội quăng vỉ thuốc rỗng vào sọt rác, anh vớ lấy chai nước tu ừng ực, rồi lại lên giường nằm. Khó ngủ thì khó ngủ, cũng phải nằm nghỉ đã.

Vẫn không ngủ được, anh lại mở khóa màn hình điện thoại, bấm gọi cho số trên cùng trong nhật kí.

“Bố ạ?”

Bố anh hình như đang xem ti vi, có tiếng nhạc hiệu của chương trình quen thuộc mà anh chẳng nhớ nổi tên từ đầu dây bên kia truyền vào màng nhĩ.

“Ừ, bố đây. Sao không nghỉ đi?”

Anh bật loa ngoài, muốn để không gian trống trải có một chút không khí của gia đình.

“Con không ngủ được bố ạ. Đêm qua có một case mới vào viện, hai bố con đang cãi nhau thì cậu con chạy thẳng ra đường, đúng lúc có một người lái xe con say rượu chạy ngang, không tránh được.”

Ông bố thở dài: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Cậu bé có sao không?”

Giọng anh trầm hẳn xuống:

“Đa chấn thương ạ, đẩy lên phòng mổ rồi, con cũng không biết sau đó thế nào, nhưng tiên lượng… không tốt lắm…”

Tiếng ti vi im bặt, bố anh trầm ngâm:

“Thực ra mong muốn của người làm bố đơn giản lắm, con mình khỏe mạnh, vui vẻ, là được rồi. Có gì thì ngồi xuống với nhau rồi từ từ nói, đâu cần thiết phải quá xúc động như vậy.” truyện ngắn hay văn học trẻ

Anh lặng im một lúc rồi mới nói tiếp:

“Nhưng con thấy cuộc đời này tàn nhẫn quá, ai mà biết được, chạy ra đường lúc nửa đêm như thế lại có thể gặp tai nạn giao thông, ai mà biết được ngã xuống lại bị thương nặng như vậy…”

Bố anh ngắt lời con trai: Bầu trời năm ấy còn xanh

“Không con ạ. Chính là vì cuộc đời rất tàn nhẫn, con mới cần giữ cho mình một phần dịu dàng và tốt đẹp. Nếu không quá xúc động, cậu bé sẽ không chạy ra ngoài, không gặp tai nạn, người lái xe khi đang say kia cũng có thể đã an toàn về đến nhà với vợ con. Nhưng dù sao chuyện đã xảy ra rồi, con cũng đã làm hết trách nhiệm của mình rồi, đúng không? Đừng suy nghĩ quá nhiều nữa, đi ngủ một giấc đi…”

Sau khi ngắt máy, anh không tiếp tục nằm xuống giường, mà đứng dậy, đi ra ban công. Bầu trời năm ấy còn xanh

Mặt trời đã lên, cao hơn cả dãy nhà cao tầng trước mặt, đọng lại trên ban công một vạt nắng nhợt nhạt. Ở thành phố này, hiếm khi thấy được bầu trời xanh như hôm nay, và không bao giờ thấy được cảnh mặt trời mọc từ đường chân trời đã bị nhà cao tầng che khuất. Thành phố này chắp cánh khát vọng của bao người, lại giết chết giấc mơ của bao người.

Cơn gió vờn quanh anh, cuốn theo mùi khói từ bếp than nướng thịt của nhà bán bún chả bên cạnh, cuốn theo tiếng rao của cô bán hàng rong. Và một bài hát xưa không biết nhà nào đang bật. Bầu trời năm ấy còn xanh

“Cha chạm vào, loang lổ rêu phong, mơ các con trở về. Về lại mái nhà xưa, về với tiếng cười thuở ấu thơ…”

Ngày bé, niềm vui đơn giản lắm, được điểm cao, được ăn món yêu thích, hay là, vẽ được một bông hoa bùn lên áo bố cũng đủ để anh vui cả nửa ngày. Nhưng càng lớn lên, niềm vui thực sự lại càng trở nên lớn lao, phức tạp, không còn giản đơn như ngày đó. Bầu trời năm ấy còn xanh

Họa cụ của anh và những bức tranh cũ vẫn khóa lại trong hòm, im lìm nơi gầm giường tối tăm. Vẫn nhớ khi nhét chúng vào đó, anh đã nghĩ, mơ ước của mình à, đến đây thôi, cần phải dừng lại rồi. Bầu trời năm ấy còn xanh

Không biết do cuộc điện thoại của bố hôm nay, hay do lần gặp gỡ tình cờ với cậu sinh viên đặc biệt vào mấy tháng trước, mà anh, một lần nữa, muốn lôi khát khao ngày cũ ra phơi dưới ánh mặt trời. Đây là bộ màu nước anh tự mua bằng những đồng tiền đầu tiên kiếm được khi đi gia sư. Kia là bức tranh đầu tiên anh thử vẽ bằng màu acrylic. Này là bộ cọ lấm lem màu còn chưa rửa.

Anh cẩn thận chọn một cây cọ còn sạch sẽ, mang màu, pallet và toan trắng ra. Lưng tựa vào tường, bàn tay đã lâu không đụng vào cọ hơi gượng gạo nhưng vẫn rất dứt khoát bắt đầu vẽ những nét đầu tiên. Bầu trời năm ấy còn xanh

Anh không còn là cậu bé với đam mê cháy bỏng năm xưa, mà đã trở thành một anh bác sĩ. Trong đôi mắt nâu là lấp lánh niềm tin yêu của bệnh nhân, trên vai gầy là chất chồng bao nhiêu kì vọng của cha mẹ. Nhưng đôi bàn tay này, vẫn có thể nuôi dưỡng ước mơ nhỏ bé theo cách của riêng anh.

Ngoài kia, mặt trời đã lên cao. Bầu trời này không còn là bầu trời anh từng trông thấy khi còn nhỏ, nhưng bằng cách này hay cách khác, vẫn luôn xanh.

Tác giả: Nguyên Bầu trời năm ấy còn xanh

Truyện cùng tác giả: Chúng ta không còn bên nhau nữa

 

Tags
Show More

Related Articles

1 thought on “Bầu trời năm ấy còn xanh”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close