TRUYỆN NGẮN

Chị có thể gọi em là anh không?

Chị có thể gọi em là anh không?

Đó là một ngày cuối hạ đầu thu trời nắng như đổ lửa. Khi Ngọc mặc nguyên bộ váy trắng chụp kỉ yếu bó sát người, giẫm chân trên đôi giày cao gót lộp cộp, đi vào phòng đào tạo của công ty, thì đồng hồ đúng lúc hiển thị mười ba giờ hai mươi chín phút.

Một phút trước giờ bắt đầu.

Cô làm việc ở tổng đài này hơn một năm, từ khi mới lên năm thứ năm đại học, giờ đã được coi là sinh viên năm cuối, nếu không có gì thay đổi thì tháng tám năm sau là tốt nghiệp rồi. Công việc cũng không quá phức tạp, chủ yếu là tập mãi thành quen, giờ giấc chia ca khá linh hoạt, thích hợp cho những người không hẳn là rảnh rỗi nhưng vẫn muốn kiếm thêm thu nhập, như Ngọc.

“Chị Ngọc đến muộn thế? May mà giảng viên đào tạo vẫn chưa đến!” Như – cô bé lên line cùng đợt với Ngọc vẫy tay gọi cô tới ghế bên cạnh: “Ngồi đây đi chị! A, hôm nay chị đi đâu mà… ăn mặc thế này?”

Chiếc ghế gấp được kéo loẹt quẹt ra sau, cách Ngọc một khoảng vừa đủ để người ngồi trên nó có thể nhìn cô bằng một điệu bộ hết sức khoa trương. Nhìn từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên. Nhìn ngang nhìn dọc.

Cuối cùng Như đập tay “bộp” một cái lên đùi, nháy mắt: “Phát hiện ra tổng đài mình có anh nào đẹp trai đúng không? Quen chị hơn năm nay còn chưa thấy chị như này bao giờ! Ui, còn gắn cả mi giả nữa! Đầu tư ghê đấy!” Lại kéo ghế về gần, đè thấp giọng giả vờ thì thầm vào tai Ngọc: “Chị nói nhỏ với em đi, chị nhắm được anh nào trong tổng đài rồi? Em biết có vài anh…

Vừa nói, cô bé vừa đưa mắt liếc quanh phòng đào tạo. Ba dãy máy trong phòng đào tạo mới có vài người ngồi lác đác, và tiếc rằng, không có ai đủ thân quen để tham gia cuộc nói chuyện mà theo cô bé là “hết sức riêng tư” này.

Ngọc bật cười, chặn đứng sóng truyền tin của radar hóng chuyện đang nhấp nháy trong mắt cô bé đồng nghiệp: “Chị vừa đi chụp kỉ yếu về, không nhắm anh nào cả.” Dừng lại vài giây, cô lại bổ sung thêm: “Ngày mai em sẽ lại thấy chị không khác gì thường ngày.” Chị có thể gọi em là anh không?

“Chán chị này ghê, chẳng biết tận dụng lợi thế gì cả.” Như chép miệng: “Chậc, chị mà biết tận dụng, thì cái danh hoa khôi công ty đã chẳng đến lượt bà Linh ở phòng nhân sự… Mà sao giảng viên đến muộn thế nhỉ? Quá giờ năm phút rồi.”

Câu trước câu sau chẳng ăn nhập gì với nhau. Và cũng chẳng ai chú ý tới vấn đề nho nhỏ đó.

Ngọc không để tâm đến cái danh hoa khôi của công ty, chỉ là một cuộc bình chọn vô bổ, ai kéo được nhiều tương tác hơn thì thắng. Thời gian người ta kéo tương tác, cô còn phải dành để nghe thêm vài cuộc gọi tăng thu nhập, hoặc đọc thêm vài trang sách để cuối tuần thi hết môn đạt kết quả cao hơn.

Thay vì đặt hi vọng vào “món quà nhỏ dành cho hoa khôi”, thà cô dành thời gian và công sức đi làm việc khác, sẽ thiết thực hơn nhiều. Phòng vận hành tổng đài ngầm mặc định Ngọc là người xinh nhất, cũng ngầm mặc định cô sẽ chiến thắng trong cuộc đua giành cái danh hoa khôi đó. Nhưng cuối cùng, hai chữ “hoa khôi” rơi xuống đầu Linh của phòng nhân sự. Cả nhánh line, cả phòng vận hành chưng hửng, Ngọc lại vẫn cứ điềm nhiên như không. Chị có thể gọi em là anh không?

Chuyện này đã qua từ lâu lắm rồi. Chuyện trước mắt, là cả đám điện thoại viên trực line thường đang bị gom đi đào tạo để hỗ trợ lấp line khách hàng doanh nghiệp trước chu kì thuế. Chị có thể gọi em là anh không?

“Các bạn đến đủ cả chưa? Chị điểm danh nhé.” Giảng viên đào tạo cầm hai tờ danh sách mỏng tèo, nhìn lướt qua đám điện thoại viên đang ngồi lố nhố trong phòng.

Người thì nói chuyện riêng, người thì nghịch điện thoại. Còn có người đang gục đầu xuống bàn ngủ.

Nam thanh niên đang gục đầu xuống bàn ngủ ngồi ngay bên cạnh Ngọc. Cũng chẳng thể trách cô không chú ý xung quanh, vì từ khi cô xuất hiện trong phòng đào tạo đến giờ, cậu ấy vẫn giữ nguyên một tư thế. Hai tay khoanh trên bàn, đầu gục xuống, ngủ, rất say, không quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh.

Trong lòng Ngọc không khỏi dâng lên một sự tò mò. Trong trí nhớ của cô, hình như line mình trực không có người nào trông như thế này cả.

Giấc ngủ chập chờn của Đức bị cắt ngang bởi một cái lắc vai “không được nhẹ nhàng cho lắm”. Cậu chớp chớp đôi mắt nhập nhèm, đưa tay vò bộ tóc bù xù trên đầu, đúng lúc giảng viên đào tạo gọi đến tên. Chị có thể gọi em là anh không?

“Ngạc Trọng Đức 5256.” Chị có thể gọi em là anh không?

Giọng rất to và rõ ràng, khiến Đức giật mình, tỉnh cả ngủ: “Có ạ.” Ánh mắt cảm kích rơi trên nửa bên mặt nhìn nghiêng của cô gái ngồi bên cạnh.

Ừm, tóc cắt ngắn lệch bên, nhuộm màu xanh dương nổi bật dưới ánh đèn, khuôn mặt bị che kín bởi một lớp trang điểm dày cộp. Một bộ váy bó sát người, và đôi giày cao gót để sát bên chân. Người vừa đánh thức cậu là một sự tồn tại khác lạ trong căn phòng đào tạo này. Khoan hãy nói tới việc đẹp hay xấu, chỉ riêng mái tóc và kiểu trang điểm đậm tới không thể đậm hơn được nữa này thôi, cũng đủ để khắc sâu ấn tượng trong lòng cậu rồi. Chị có thể gọi em là anh không?

Đổi một cách nói khác, thì cậu dám dùng KPI tháng này ra để thề, cậu chưa từng gặp cô gái, à không, chị gái, này trong tổng đài trước đó.

Đúng lúc này, giảng viên đào tạo nhìn xuống hai chiếc ghế cạnh nhau của hai người, hơi nhíu mày: “Ngọc, Đức, không phải lần trước hai đứa tham gia hỗ trợ lấp line rồi à? Sao không ra nghe luôn, còn đi đào tạo làm gì nữa?”

“Em nhận được thông báo đi đào tạo ạ!” Chị có thể gọi em là anh không?

“Em không thấy ai bảo được miễn đào tạo ạ!” Chị có thể gọi em là anh không?

Hai người cùng lúc giải thích, nội dung không khác gì nhau. Giảng viên đào tạo gật gật đầu, bước nhanh tới cửa phòng, gọi với ra ngoài: “Lan, chị nhờ một chút!”

Chị Lan là giám sát của tổng đài, cũng là người đêm qua gửi thông báo đào tạo gấp tới từng điện thoại viên. Nghe thấy tiếng gọi, chị vội vàng bỏ dở công việc, chạy ra xem có vấn đề gì. Chị có thể gọi em là anh không?

Sau vài ba câu trao đổi ngắn ngủn, giảng viên đào tạo đứng nguyên vị trí, lại gọi với vào trong: “Hai đứa ra đây đi, không đào tạo nữa, để chị Lan xếp máy cho hỗ trợ line doanh nghiệp luôn. Bên đó đang nhiều việc lắm!” Chị có thể gọi em là anh không?

Hai người chẳng quen biết gì, đột nhiên bị gộp vào gọi chung thành “hai đứa” nhìn nhau. Vết lằn đỏ sau khi ngủ dậy trên mặt Đức vẫn chưa tan, và sự ngơ ngác trong mắt Ngọc cũng chưa tan. Rồi, chẳng ai bảo ai, hai người cùng lúc đứng dậy, đi thẳng ra ngoài. Chị có thể gọi em là anh không?

Nghiệp vụ ở tổng đài không quá phức tạp, lại có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong nhánh chính, nên cả hai đều quen việc rất nhanh. Đến cuối ca trực, cuộc gọi giảm dần, hai người mới có chút thời gian chú ý tới người ngồi cạnh mình.

“Chị là…” Chị có thể gọi em là anh không?

“Anh là…” Chị có thể gọi em là anh không?

Lại lên tiếng cùng một lúc. Sự trùng hợp khiến cả hai bật cười.

Đức hơi nghiêng đầu, như thể tự hỏi nên nói chuyện thế nào với người đồng nghiệp mới quen đã ngồi cạnh mình cả ca trực. Sau gần một phút mới nghẹn ra được một câu: “Em… ít tuổi lắm, chị đừng gọi em là anh!” Chị có thể gọi em là anh không?

“Sao anh biết em nhiều tuổi hơn anh?” Ngọc bật cười, trêu chọc.

Người ngồi bên cạnh nhìn chằm chằm vào đôi giày cao gót dưới chân cô, quả quyết: “Chắc là chị lớn hơn em đấy ạ. Năm nay em mới hai ba tuổi thôi.”

Mái tóc xoăn nhuộm nâu hơi dài lòa xòa che một phần trán, cặp kính cận dày cộp, chiếc áo phông trắng hơi cũ, nhìn qua không thể đoán được độ tuổi. Nhưng trước khi Đức giới thiệu, Ngọc đã tưởng cậu ấy phải lớn hơn mình chừng hai hoặc ba tuổi.

Không ngờ là… Chị có thể gọi em là anh không?

“Ừm, bạn nhỏ hơn mình một tuổi. Nhưng không sao, cứ bạn mình cậu tớ là được rồi.”

“Chúng ta kết bạn facebook đi.” Đức đột ngột đề nghị.

Ngọc cũng rất tự nhiên gật đầu: “Mình thường không kết bạn với đồng nghiệp trong tổng đài. Có điều… coi như nể tình cái tên rất đặc biệt của bạn, gửi lời mời kết bạn đi, mình sẽ đồng ý.” Chị có thể gọi em là anh không?

Hai người đã trở thành bạn bè trên facebook một cách đơn giản như vậy. Đáng ra, Ngọc sẽ sớm để “người đồng nghiệp mới quen” này trôi vào quên lãng, nếu như Đức không ra về ngay khi hết giờ trực, và quên áo khoác chống nắng trên thành ghế. Chị có thể gọi em là anh không?

Cô phải ở lại làm một bài trắc nghiệm kiểm tra nghiệp vụ đơn giản, đến khi sắp xếp đồ đạc đi về mới nhận ra, trên thành ghế bên cạnh mình đang vắt một chiếc áo chống nắng kẻ caro. Chẳng tốn bao nhiêu thời gian suy nghĩ, cô đã rút điện thoại ra, nhắn cho Đức tin nhắn đầu tiên: “Bạn không mang áo chống nắng về à?”

Mọi người trong tổng đài đã về gần hết. Chị có thể gọi em là anh không?

Tới khi Đức hộc tốc chạy vào phòng trực, mặt mướt mải mồ hôi, thì đập vào mắt cậu là mấy dãy ghế im lìm. Ngọc ngồi yên ở vị trí cũ, bên cạnh là chỗ Đức đã ngồi, và áo chống nắng của cậu.

“Cảm ơn bạn nhé.” Đức cười, khoe hàm răng trắng tinh đều tăm tắp: “Ngày mai mời bạn ăn trưa.” Chị có thể gọi em là anh không?

Ca trực vốn có của hai người, giờ ăn chỉ kéo dài hai lăm phút. Sau khi chuyển sang hỗ trợ line doanh nghiệp, điểm hay ho nhất trong mắt cả hai chính là giờ ăn có thể tăng lên thành một tiếng rưỡi. Chị có thể gọi em là anh không?

Vậy mà Ngọc lại lắc đầu: “Tiếc quá, ngày mai có lẽ chúng ta không gặp nhau được rồi.” Chị có thể gọi em là anh không?

Họ không gặp nhau hai ngày liên tiếp. Một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng cũng lại quá dài, đối với những người bạn mới quen. Tất cả những gì in dấu trong trí nhớ của Đức, về cô đồng nghiệp tên Ngọc, là mái tóc nhuộm xanh nổi bật, cách ăn mặc và trang điểm rất trưởng thành, nhưng cách nói chuyện lại hoàn toàn trái ngược.

Các điện thoại viên khác cũng đã được đào tạo xong, dần dần lấp kín mấy chục chiếc ghế trống. Cho đến khi Đức ngồi cách cô bé hàng xóm tên Như một vị trí. Không phải cậu không muốn ngồi cạnh cô bé mình vẫn xem như em gái suốt bao năm nay, mà vì cô bé nhất quyết không cho cậu ngồi ở đó.

“Em giữ chỗ cho chị Ngọc.” Cô bé nhoẻn miệng cười, lại trêu chọc: “Anh cứ ngồi đấy đi! Em tạo cơ hội cho ông anh lù đù của em ngồi cạnh cô gái xinh đẹp nhất cái tổng đài này!” Như bị các bà các mẹ trong xóm lây nhiễm, quan tâm tới chuyện Đức quen bạn gái hơn cả chính Đức. Chị có thể gọi em là anh không?

Nhớ đến khuôn mặt trang điểm kĩ càng và đôi giày gót nhọn dễ phải cao tới bảy tám phân của Ngọc, Đức lập tức lắc đầu: “Không cần đâu. Anh… đấy không phải gu của anh!” Chị có thể gọi em là anh không?

“Gu của anh là tóc ngắn, tính tình thoải mái vui vẻ cá tính còn gì.” Như khẳng định: “Chị ấy quá hợp gu của anh luôn!” Chị có thể gọi em là anh không?

“Nhưng gu của anh không phải là trát đầy phấn lên mặt như vậy!” Câu này Đức chỉ tự gào thét trong lòng. Cậu cũng biết cái gọi là phép lịch sự, đương nhiên sẽ không tùy tiện nói ra những lời khiến người khác khó chịu như vậy.

Trước giờ bắt đầu vào ca trực hai phút, một đôi sneaker hồng nhạt xuất hiện trong tầm mắt Đức. Nhìn lên trên, cô gái mới chạy tới mặc quần jean rách, áo sơmi hồng freesize tùy tiện xắn hai ống tay áo lên tới khuỷu. Mái tóc ngắn buộc thành một túm nho nhỏ sau đầu, vài sợi quá ngắn rơi lơ thơ bên ngoài. Khuôn mặt chẳng có chút phấn son nào, đường nét rất thanh tú. Chị có thể gọi em là anh không?

Nếu không phải mái tóc của Ngọc ánh lên một màu xanh lam đậm dưới ánh đèn sáng loáng của tổng đài, Đức sẽ không tài nào liên hệ nổi cô với người mặc váy bó đi giày cao gót trang điểm kĩ càng mình gặp hai ngày trước.

Sự thay đổi ngoạn mục đập thẳng vào mặt, khiến cậu ngỡ ngàng, chỉ có thể nhìn chằm chằm vào Ngọc hồi lâu, rồi buột miệng: “Hôm nay bạn xinh lắm!”

“Cảm ơn bạn”. Ngọc cúi người xuống, bàn tay lần sờ định bấm vào nút khởi động của case máy tính, nhưng lại chạm vào một bàn tay khác.

Đức đã nhanh tay khởi động máy giúp cô. Cô hơi sửng sốt, vội vàng ngồi thẳng người dậy, lặp lại câu nói vừa rồi: “Cảm ơn bạn…” Chị có thể gọi em là anh không?

Nãy giờ, Như vẫn đặc biệt chú ý tới động tĩnh giữa ông anh hàng xóm và người chị xinh đẹp nhất tổng đài. Cô bé quay sang, nháy nháy mắt với Đức, vẻ mặt đắc ý như muốn nói: “Đấy, vậy mà anh dám bảo không phải gu.”

Đức dở khóc dở cười, rút điện thoại ra nhắn tin cho cô bé: “Cảm ơn em, bạn ấy đúng là gu của anh.” Chị có thể gọi em là anh không?

Dưới sự “cố tình sắp đặt” của cô bé Như, từ đó về sau, ca trực nào Ngọc và Đức cũng ngồi cạnh nhau. Đức không biết Ngọc có nhận ra sự rung động đang lớn dần trong mắt cậu hay không, cậu chỉ biết, tới ngày nghỉ của Như, Ngọc vẫn kéo ghế ngồi bên cạnh cậu, như đã rất quen thuộc.

Ca trực kết thúc, cô dọn đồ đạc rất chậm, như cố tình đợi các đồng nghiệp khác về hết. Đức mơ hồ nhận ra cô có ý gì đó, cũng ngồi im tại chỗ, cầm chuột hí hoáy, vờ như còn công việc chưa làm xong. Chị có thể gọi em là anh không?

Mọi người đã về hết. Đức xoay ghế, nhìn thẳng về phía cô bạn, mỉm cười: “Bạn cố tình à?” Chị có thể gọi em là anh không?

Đương nhiên.” Ngọc gật đầu, rất thẳng thắn: “Mình cũng muốn hỏi, gần đây… bạn cố tình à?” Chị có thể gọi em là anh không?

Đức cũng gật đầu: “Có thể coi là như vậy. Thực ra, mình chỉ hơi hối hận muộn chuyện.” Chị có thể gọi em là anh không?

“Chuyện gì?” Chị có thể gọi em là anh không?

Chiếc ghế của Ngọc bị Đức kéo một cái, cả người cả ghế xoay một góc chín mươi độ. Tư thế của cô chuyển thành mặt đối mặt với cậu bạn đồng nghiệp.

Cậu nhìn thẳng vào mắt người đối diện: “Chị à, em hối hận… Chị có thể lại gọi em là anh không?” Chị có thể gọi em là anh không?

Một thoáng ngỡ ngàng qua đi, Ngọc bật cười, xoay ghế về vị trí cũ: “Có thể, nhưng để xem bạn có đưa ra được lý do gì hợp lý không.” Nói rồi, cô nhét nốt mấy thứ còn lại trên bàn vào balo, bằng một động tác vô cùng nhanh gọn và lưu loát, sắp xếp gọn gàng bàn phím, chuột, ghế ngồi, và nhanh chân đi ra cửa phòng trực.

Đức lắc đầu, niềm vui ánh lên trong đôi mắt. Cậu không vội sắp xếp đồ đạc để về nhà, mà cầm điện thoại, soạn một tin nhắn, gửi đi. Chị có thể gọi em là anh không?

Vừa xuống tới nhà để xe, Ngọc đã thấy điện thoại trong túi áo rung rung. Dòng tin nhắn rất ngắn: “Bởi vì em muốn theo đuổi chị.” Chị có thể gọi em là anh không?

Cô vội vàng nhét điện thoại vào trong túi, liếc mắt nhìn lên cánh cửa sổ phòng trực tầng ba. Một cậu thanh niên đeo kính cận đứng đó, đưa tay vuốt lại mớ tóc xoăn lòa xòa trên trán, mỉm cười và vẫy tay với cô. Chị có thể gọi em là anh không?

Rồi cánh cửa đóng lại. Chị có thể gọi em là anh không?

Nhưng cô lại cảm thấy, hình như ở nơi nào đó, có một cánh cửa đặc biệt vừa mới mở ra.

Chị có thể gọi em là anh không?

Tác giả: Nguyên

Truyện ngắn đăng theo chương trình nhuận bút của Văn học trẻ

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close