Bài văn hay THCSBài văn hay THPTNghị luận xã hộiNhững bài văn hay

Con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp

Đề: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. (Pa xtơ)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

  1. Giải thích vấn đề

– Giải thích các khái niệm:

+ Nghề nghiệp: công việc chính mang lại nguồn thu nhập, lợi ích (vật chất và tinh thần) cho mỗi cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

+ Sự cao quý: sự ghi nhận, trân trọng, tôn vinh đối với giá trị, thành quả tốt đẹp do con người mang lại.

– Nội dung vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa con người và nghề nghiệp họ làm: Nghề nghiệp không tạo nên giá trị, sự tôn trọng dành cho người làm nghề ấy mà ngược lại, chính những con người say mê, tận tụy và hết mình với công việc đã tạo nên ý nghĩa và giá trị cho nghề nghiệp đó.

  1. Bình luận

– “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người” bởi lẽ:

+ Nghề nghiệp chỉ là phương tiện, là cách thức để con người đạt được những mục tiêu của mình trong cuộc sống. Cái làm nên “sự cao quý của con người” là ở những mục đích cao đẹp, những thành quả tốt đẹp mà người đó đạt được, ở những đóng góp quý giá của người đó dành cho cộng đồng xã hội.

+ Có những nghề thu hút được nhiều cá nhân tài năng, tạo ra được nhiều giá trị cho xã hội, đi tiên phong trong thời kì mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại. Những nghề ấy sẽ tạo điều kiện cho những người làm nghề có được cơ hội và phương tiện để có cuộc sống sung túc và đóng góp nhiều cho cộng đồng nhưng điều đó chỉ đúng khi mỗi người thực sự chăm chỉ, nỗ lực và hết lòng với nghề.

+ Không có nghề nghiệp nào là thấp hèn. Mỗi người bằng sức lao động chân chính, hợp pháp của mình xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng thì nghề nghiệp nào cũng là chính đáng và cao quý.

==> Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Chiếc áo khoác không làm nên ông thầy tu”. Nghề nghiệp không quyết định sự cao quý, giá trị của một con người.

– “Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.

+ Con người là chủ thể thực hiện mọi công việc, sáng tạo nên các nghề và cũng là đích đến cuối cùng của mọi nghề nghiệp trên thế gian: phục vụ cho cuộc sống con người.

+ Những người lao động chân chính, bằng sức lao động và sự sáng tạo của mình, bằng nỗ lực và sự tâm huyết với nghề nghiệp mình đã chọn đã làm vinh dự cho nghề nghiệp của họ, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

+ Lại có những kẻ, làm những nghề được cả xã hội tôn vinh, trân trọng, lại có những hành động, việc làm không xứng đáng với thiên chức cao quý mà xã hội giao phó, kì vọng. Đó là những kẻ đã bôi xấu, hủy hoại hình ảnh tốt đẹp của nghề nghiệp mình.

==> Mỗi người lao động, bằng chính sự nỗ lực, bền bỉ, sáng tạo của mình, đã hàng ngày, hàng giờ tạo nên những giá trị, những thành quả cho toàn xã hội, làm vinh dự cho bản thân và nghề nghiệp mà họ theo đuổi.

  1. Bài học

– Hiểu rõ mối quan hệ giữa nghề nghiệp và người làm nghề để không có sự kì thị, phân biệt, thành kiến với các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội.

– Có định hướng rõ ràng, đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để đóng góp nhiều hơn cho đất nước, vừa tạo điều kiện thực hiện sở thích, đam mê, phát huy năng khiếu, sở trường của bản thân và phát triển toàn diện cá nhân.

­Con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp – Bài mẫu 1

Các cụ ta có câu “An cư lập nghiệp” ý chỉ hai việc trọng đại nhất của một con người, trong đó có nghề nghiệp. Ai cũng phải có ít nhất một nghề nào đó cho mình trong cuộc đời này. Nói đến việc chọn nghề, nhà khoa học Pa xtơ đã khuyên “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”, tức không phải quý ở chỗ bạn làm nghề gì mà quý ở thái độ của bạn đối với nghề nghiệp đang làm như thế nào.

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Có những nghề “hot” dễ dàng mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị…) và cũng có thể là ngược lại. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.

Nghề nghiệp có tạo nên danh dự cho con người hay chính con người mới làm nên danh dự cho nghề nghiệp? Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân… bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp” – đây mới là nghề nghiệp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá.

Ở xã hội hiện nay luôn coi các nghề thuộc các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, bách khoa… là “thời thượng”, luôn

Thử hỏi, nếu những người thầy giáo không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư của tâm hồn”; những người thầy thuốc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng không thể được vinh danh là “lương y như từ mầu?” Giá trị của nghề dạy học và nghề chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc là như vậy. Và những nghề khác cũng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con người chứ không phải nghề nghiệp.

Mỗi nghề nghiệp đều có đặc điểm, vị trí riêng. Và nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cuộc sống xã hội con người ngày nay. Bản thân nghề nghiệp không làm nên danh dự cho con người; danh dự ấy phải do tự thân con người tạo ra trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình.

Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên danh dự của nghề nghiệp.

Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động nghề nghiệp.

Trần Phương Anh từng tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương, sau đó nhận học bổng cao học ở ngôi trường danh tiếng – ĐH Yale. Thế nhưng, anh lại chọn quê hương để khởi nghiệp.

Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc.

Cũng như danh dự của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Tiếng chổi tre

“Những đêm hè
khi ve ve đã ngủ
Tôi lắng nghe
trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
xao xác hàng me
Tiếng chổi tre
đêm hè quét rác…
… Nhớ em nghe
tiếng chổi tre chị quét
Những đêm hè,
đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
sớm tối đi về
Giữ sạch lề đẹp lối
Em nghe!”

-Tố Hữu-

Nghề nghiệp không có khái niệm sang-hèn mà chính con người chúng ta mang lại giá trị cho chính nghề nghiệp đó hay “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.

Nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều đáng được trân trọng.

Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, đều mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào cũng đều cao quý và đáng được trân trọng, tôn vinh.

Mười hai năm đèn sách cộng thêm 2-7 năm học trung cấp, cao đẳng, đại học, ai chẳng luôn mong mình có được một công việc tốt, kiếm được nhiều tiền và đứng được ở vị trí cao nhờ nó. Nhưng, công việc nào cũng cao quý, công việc nào cũng đều giúp ích cho bản thân và xã hội. Hãy chọn công việc mà bản thân yêu thích và làm nó một cách tốt nhất. Ông cha ta thường nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” để dạy lớp sau vô cùng đúng đắn.

Con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp Con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
Không phải nghề nghiệp làm cho con người cao quý mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp – Văn học trẻ

Con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp – Bài mẫu 2

Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp cho cuộc đời minh như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Pa-xtơ: ‘’Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân… bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp” – đây mới là nghề nghiệp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá. Thử hỏi, nếu những người thầy giáo không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư của tâm hồn”; những người thầy thuốc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng không thể được vinh danh là “lương y như từ mầu?” Giá trị của nghề dạy học và nghề chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc là như vậy. Và những nghề khác cũng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con người chứ không phải nghề nghiệp.

Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp

Trên ý nghĩa đó, câu nói của Pa-xtơ gợi cho ta điều gì trong việc chọn ngành nghề khi sắp ra trường? Trước hết, nếu “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì có cần phải chạy theo? Một sự “chạy theo” như thế có hợp lí không? Đối với các bạn yêu thích và có năng lực về các ngành nghề đó thì không sao, nhưng đối với các bạn chỉ “chạy theo” vì cảm tính, vì phong trào thi cần suy nghĩ lại, bởi tiêu chí quan trọng nhất để chọn ngành nghề là phù hợp với bản thân mình chứ không phải chọn ngành nghề để có “danh giá!” Danh giá ở đây là danh giá cho chính minh, nhưng bản thân “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì một sự “chạy theo” như thế chỉ là ảo tưởng, làm sao có danh giá thực được? Vả lại, nếu ai cũng chạy theo những ngành nghề đó, thì những ngành nghề khác sẽ thế nào? Ở đây còn có vấn đề nhu cầu của đất nước, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nữa. Chúng ta sống trong cộng đồng dân tộc chứ đâu phải chỉ sống riêng một mình, vì vậy cũng phải có trách nhiệm với dân tộc trong việc chọn ngành nghề. Sau nữa, muốn “con người làm danh giá cho nghề nghiệp” như Pa-xtơ nói, thì phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có thể làm cho nghề nghiệp ấy trở nên danh giá? Câu trả lời thật rõ ràng và tất yếu: cần phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình (sở thích, đam mê, năng lực…) thì mới có thể phát huy hết nhiệt tình và năng lực để làm cho nghề đó trở nên tốt dẹp, có danh giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Và một khi đã góp phần làm cho nghề nghiệp có danh giá thì cũng tức là góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đem lại lợi ích cho xã hội, cho dân tộc. Chữ “danh giá” trong câu nói của Pa-xtơ cần được hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Cho nên nếu chọn nghề không phù hợp với bản thân mình, thì khó phát huy năng lực, dễ sinh chán nản, mặc cảm tự ti, vừa không “làm danh giá cho nghề nghiệp” lại chẳng đóng góp được bao nhiêu cho đất nước. Thực tiễn cuộc sống không hiếm những trường hợp chọn nghề chạy theo hư danh như thế và đã để lại những bài học đau xót, thâm thía cho lớp trẻ chúng ta khi bước vào đời.

Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc. Trong việc này, cần luôn nhớ rằng danh giá là do chính con người tạo ra cho mình và làm nên danh giá cho nghề nghiệp mà mình đã chọn. Mọi sự chạy theo hư danh, không chú ý đến thực chất trong việc chọn ngành nghề đều đem lại những hậu quả không tốt, có khi gây hại đến cả cuộc đời.

(Sưu tầm)

Văn học trẻ vừa gửi tới các bạn bài dàn ý và 2 bài mẫu tham khảo cho đề bài: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp” – hi vọng, qua bài viết này có thể giúp các bạn nhận định đúng đắn hơn về suy nghĩ về công việc với mỗi con người. Sự cao quý của nghề nghiệp là do thái độ, cách nhìn nhận của mỗi người về công việc đó. Cũng giống như con người, nghề nghiệp cũng không hề có sự phân biệt sang – hèn, cao quý – thấp kém, hãy làm việc bằng tấm lòng, bằng lương tâm, tức khắc bạn sẽ tỏa sáng.

con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close