Bài văn hay THCSNgữ Văn 7

Phương pháp làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Phương pháp làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học

A. Lý thuyết

  1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

– Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học rất phổ biến trong chương trình (Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ, một truyện ngắn, một tùy bút, một bài văn nghị luận).

  1. Điều kiện để làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

Phải đọc kỹ, hiểu sâu để cảm và hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Với thơ thì hiểu cảm từ ngữ, nhịp điệu, tiết tấu, các biện pháp tu từ, các hình ảnh tượng trưng.

-Với truyện thì tìm hiểu nhân vật, chi tiết, cách tổ chức tác phẩm. Từ đó mà hình thành ấn tượng về tác phẩm, cảm xúc về tác phẩm

  1. Các kiểu nhóm bài

3.1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ

a.Yêu cầu

– Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ đòi hỏi người viết phải nên lên những cảm xúc suy nghĩ của mình trên cơ sở cảm thụ bài thơ đó.

– Phải nêu được cảm xúc đối với cảnh, đối với người, với hình ảnh độc đáo, câu chữ hay trong bài thơ.

– Cần vận dụng linh hoạt các cách lập ý để bài làm có sự mạch lạc.

b. Gợi ý

– Đọc kỹ bài thơ, nắm vững thời điểm ra đời, tác giả, nội dung chính và nét đặc sắc về nghệ thuật.

– Cảm nhận và hình thành ấn tượng, cảm xúc chung nhất về bài thơ.

– Đi sâu vào hình ảnh tâm trạng, câu chữ, nhịp điệu mà bài thơ gợi lên cảm xúc và ấn tượng.

– Có thể tham khảo các ý kiến phân tích đánh giá bài thơ nhưng cần chú ý trình bày cảm xúc, ấn tượng của riêng mình chứ không nhắc lại ý kiến người khác.

c. Dàn ý chung

* Mở bài: Giới thiệu sơ lược về bài thơ và cảm nhận chung

* Thân bài:

– Cảm xúc về hoàn cảnh ra đời bài thơ
– Cảm xúc về hình ảnh trong bà thơ, tâm trạng của tác giả
– Cảm xúc và suy nghĩ về câu thơ.
– Cảm xúc về tiết tấu, nhịp điệu, các biện pháp tu từ
– Cảm nghĩ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài

* Kết bài: Tình cảm của người viết, dự cảm về sức sống của bài thơ.

3.2. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn xuôi

a. Yêu cầu

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn xuôi là nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc nó.

– Bài viết phải nêu được cảm nhận của người viết về chủ đề, tư tưởng. Đặc biệt là các nhân vật (hoặc 1 – 2 nhân vật chính) các chi tiết quan trọng của tác phẩm.

– Trong khi nêu lên cảm xúc suy nghĩ cần phải dựa vào sự tóm tắt, phân tích các nhân vật, chi tiết. Nhưng luôn lưu ý đấy chỉ là phương tiện để bộc lộ cảm xúc, chúng không được lấn át cảm xúc.

b. Gợi ý

– Đọc kỹ tác phẩm nắm chắc thời điểm ra đời, sự liên quan của tác phẩm với các tác phẩm khác của nhà văn. Nội dung chính và nét độc đáo về nghệ thuật của tác phẩm.

– Trên cơ sở đọc, cảm thụ hình ảnh cảm nhận và ấn tượng chung về tác phẩm, về nhân vật chính của tác phẩm.

– Đi sâu vào những cảm xúc ấn tượng chính xung quanh các nhân vật, hành động, ứng xử của nhân vật. Các chi tiết quan trọng nổi bật của tác phẩm.

– Bày tỏ thái độ khen chê, tán thành phản đối, đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong tác phẩm.

– Có thể đọc các bài phê bình về tác phẩm nhưng chỉ để tham khảo, người viết phải có cảm xúc, thái độ đánh giá của riêng mình.

c. Dàn bài chung

* Mở bài: ấn tượng chung về tác phẩm mà người viết sẽ nói tới.

* Thân bài:

– Suy nghĩ, cảm xúc về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
– Cảm xúc về hình thức các nhân vật trong tác phẩm.
– Cảm xúc và suy nghĩ về các nhân vật chính
– Cảm xúc suy nghĩ về các chi tiết nổi bật. Các biện pháp tu từ.
– Cảm nghĩ về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

* Kết bài:

– Tình cảm của người viết dự cảm sức sống của tác phẩm.

3.3. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học

a. Yêu cầu

– PBCN về nhân vật văn học phải căn cứ vào chi tiết liên quan đến nhân vật trong tác phẩm, các chi tiết đó là căn cứ để trình bày cảm nghĩ của người viết.

– Suy nghĩ cảm xúc của người viết phải chân thực, xuất phát từ cảm xúc thật khi đọc tác phẩm.

– Cần thể hiện rõ thái độ yêu mến, kính phục cảm thông bằng lòng hay không bằng lòng, khinh ghét.

b. Gợi ý

– Đọc kỹ tác phẩm, nắm chắc tác phẩm, hệ thống, nhân vật, tư tưởng, chủ đề.

– Tìm hiễu kỹ nhân vật minh sẽ phát biểu cảm nghĩ, ghi nhớ chi tiết có liên quan đến nhân vật, sự đánh giá của các nhân vật trong cốt truyện, thái độ của tác giả với nhân vật.

– Ghi lại ấn tượng chung về nhân vật, ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ về hành động, nói năng suy nghĩ của nhân vật.

– Có thể đọc thêm những bài nghiên cứu phê bình khác, nhưng nên trình bày những gì cảm nhận được.

c. Lập dàn bài

* Mở bài: Giới thiệu nhân vật( trong tác phẩm nào, của tác giả nào) cảm nghĩ chung của người viết.

* Thân bài: Trình bày cảm xúc và suy nghĩ của người viết về hình dáng, đặc điểm bề ngoài của nhân vật. Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa của nhân vật

* Kết bài:

– Nhấn mạnh ấn tượng về nhân vật, khẳng định những cảm xúc suy nghĩ của mình là chân thực.

Phương pháp làm văn biểu cảm tác phẩm văn học Phương pháp làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Phương pháp làm văn biểu cảm tác phẩm văn học

B. Luyện tập

1. Tìm hiều đề, tìm ý, lập dàn bài cho đề văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.

Đề: Cảm nghĩ của em về người mẹ của Enrico trong văn bản “Mẹ tôi

a. Yêu cầu

– Cảm nghĩ về nhân vật văn học

– Cảm nghĩ về người mẹ của nhân vật En- ri – cô qua đoạn trích

b. Gợi ý

– Đọc kỹ đoạn trích, nắm được những nét chính về mẹ En – ri – cô.( Thức suốt đêm lo cho con ốm, lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con. Sẵn sàng bỏ một giờ hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn. Có thể đi xin ăn để nuôi con. Có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

– Một người mẹ như thế lại bị En – ri – cô xúc phạm trước mặt cô giáo. Bà không có một phản ứng nào về hành động thiếu lễ độ của con trai.

– Cần thể hiện tình cảm, cảm xúc và tình cảm của người viết đối với các chi tiết trên.

c. Lập dàn bài

* Mở bài

– ấn tượng chung về người mẹ của En – ri – co

* Thân bài

– Cảm nhận và suy nghĩ về những phẩm chất của mẹ En –ri-co
+ Lo lắng chăm sóc khi con đau ốm
+ Dễ xúc động( khóc nức nở)
+ Hết lòng hy sinh vì con ( đổi 1 năm lấy một giờ, đi ăn xin, hy sinh tính mạng để cứu sống con)
– Suy nghĩ về hành động xúc phạm mẹ của En – ri – cô
– Liên tưởng về lỗi đau khổ của người mẹ khi bị con xúc phạm, lại xúc phạm trước mặt cô giáo.

*Kết bài: Tình cảm đối với mẹ của En – ri – cô

Sự ca ngợi những người mẹ nói chung

2. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm thơ.

Đề: Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

a. Yêu cầu

– Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” người viết nêu lên những suy nghĩ của mình trên cơ sở cảm thụ bài thơ.

– Phải nêu được suy nghĩ đối với người, với hình ảnh độc đáo, câu chữ hay trong bài thơ.

b. Gợi ý

– Đọc kỹ bài thơ, nắm vững thời điểm ra đời, tác giả, nội dung chính và nét đặc sắc về nghệ thuật.

– Tác giả Hồ Xuân Hương được coi là bà chúa thơ Nôm. Bánh trôi nước là một bài thơ tiêu biểu.

– Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa.

+ ý tả thực: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi như nó vốn có ở đời.

+ ý ẩn dụ: Nói về phẩm chất, vẻ đẹp, duyên dáng trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. Thông qua đó, tác giả cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. Nắm vững nét đặc sắc về nghệ thuật.

c. Lập dàn bài

* Mở bài: Giới thiệu về bài thơ và cảm nhận chung

* Thân bài:

– Cảm xúc về hình ảnh trong bài thơ và tâm trạng của tác giả.

+ Qua hình ảnh chiếc bánh trôi trắng tròn chìm nổi, tác giả muốn nói về vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng nghĩa tình sắt son của người  phụ nữ.

+ Tác giả cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.

– Cảm xúc suy nghĩ về câu thơ.

– Câu 1: Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ để cho chiếc bánh trôi tự giới thiệu về mình ( vừa trắng, vừa tròn) đẹp.

– Câu 2: Bảy nổi ba chìm: Nói lên cách thức luộc bánh -> thông qua đó nói lên cuộc đời chìm nổi gian truân của người phụ nữ.

– Câu 3: Số phận bị lệ thuộc, không có quyền tự do quyết định cuộc đời mình.

– Câu 4: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Tấm lòng thủy chung trong sáng, giầu đức hy sinh của người phụ nữ.

– Cảm xúc, suy nghĩ về tiết tấu, nhịp điệu, các biện pháp tu từ ( xen kẽ những câu thơ)

– Cảm nghĩ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Bài thơ bánh trôi nước có nhiều tầng ý nghĩa, thông qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước như nó vốn có ở ngoài đời. Tác giả muốn nói đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, thủy chung nhưng cuộc đời bọ lại bấp bênh chìm nổi, bị lệ thuộc – Qua đó, tác giả bày tỏ sự cảm thương, xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Giá trị nghệ thuật: Tác giả vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường, sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ và mô típ quen thuộc trong ca dao.

Sáng tạo hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.

* Kết bài: Tình cảm của người viết và dự cảm về sức sống của bài thơ.

– BTVN:

BT1: Lập dàn ý cho đề bài sau:

Đề 1: Cảm nhận của em về hai nhân vật Thành và Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp”.

Đề 2: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan.

BT2: Viết hoàn chỉnh đề: Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước”.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close