Bài văn hay THCSNgữ Văn 9

Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9

Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9 giúp các bạn học sinh nắm vững những nội dung quan trọng nhất trong các bài thơ hiện đại trong chương trình học lớp 9

Chủ đề 1: TINH THẦN CÁCH MẠNG

I. Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.

1.Tác giả: Hồ Chí Minh (1890- 1969) là người anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới và là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam.

– Thơ Bác thể hiện tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ cao đẹp.

– Thơ Bác là những bài thơ hiện đại nhưng cũng mang đậm màu sắc cổ điển từ thể thơ đến hình ảnh và ngôn ngữ.

2. Tác phẩm: Cảnh khuya được Bác viết năm 1947 trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

3. Nội dung bài thơ:

a. Hai cầu đầu: Bức tranh cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

– Đó là bức tranh đêm trăng rừng ở chiến khu Việt Bắc – một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp: có âm thanh tiếng suối, có ánh sáng của trăng và cả hình dáng của câu cỏ. Nghệ thuật so sánh độc đáo, ví âm thanh tiếng suối trong trẻo như tiếng hát của một con người nào đó làm cho núi rừng đêm khuya thanh tĩnh, vắng lặng bỗng trở nên sinh động, đầy sức sống. Ta đã từng bắt gặp sự so sánh thú vị này trong “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi: Côn Sơn suối chảy ………………. bên tai”. Điểm giống nhau của 2 thi nhân là đã làm cho thiên nhiên không còn mang vẻ hoang sơ vắng lặng mà đã trở nên sinh động, đầy cuốn hút. Thiên nhiên và con người giao hòa trọn vẹn.

– Phép điệp ngữ qua điệp từ “lồng” tạo nên một bức tranh đa màu sắc và sống động. Ánh trăng sáng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng cây lồng vào bóng hoa, in xuống mặt đất tạo thành muôn bông hoa lung linh huyền ảo. Thiên nhiên, tạo vật trở nên gắn bó thân thiết, trở thành người bạn tri âm tri kỷ gắn bó với nhà thơ.

=> Như vậy, 2 câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cảnh khuya tuyệt đẹp: một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, một bức tranh đặc biệt, lung linh sắc màu mặc dù chỉ có hai gam màu sáng và tối. Bức tranh ấy còn tràn đầy sức sống bởi nó không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Bao trùm lên bức tranh thiên nhiên kỳ diệu ấy là một tình yêu say đámw ngọt ngào của nhà thơ.

b. Hai câu thơ cuối: Tấm lòng vì nước, vì dân của Bác:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

– Câu thơ thứ ba có 2 vế. Vế trước: cảnh khuya như vẽ nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên; vế sau nhấn mạnh cảm xúc yêu mến, đắm say thiên nhiên và cảm hứng dạt dào của thi sĩ.

– Câu thơ thứ tư với điệp ngữ “chưa ngủ” nhắc lại bất ngờ khiến cho người đọc vô cùng xúc động vì tấm lòng của Bác. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Ý thơ chuyển hướng đột ngột mà thú vị. Nỗi niềm thao thức chưa ngủ của Bác không chỉ bởi vẻ đẹp của đêm trăng thiên nhiên mà chủ yếu là vì lo lắng cho sự nghiệp kháng chiến, lo cho đất nước. Điệp ngữ “chưa ngủ” giống như một cái bản lề khép mở hai tình cảm lớn trong tâm hồn lãnh tụ vĩ đại: tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc luôn hòa hợp với tình yêu đất nước. Đó còn là sự hòa hợp thống nhất giữa hai phong cách thơ trong một con người: tâm hồn thi sĩ và cốt cách chiến sĩ.

=> Như vậy, đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, vừa vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vừa trực tiếp bài tỏ tình cảm, tấm lòng của Bác trong những năm tháng đầu kháng chiến chống Pháp. Đọc bài thơ ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiên của Người đối với dân, với nước. Qua bài thơ ta càng hiểu rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn Bác: nhà thơ – chiến sĩ.

II. Bài thơ “Rằm tháng giêng”.

– Nhắc đến những bài thơ của Bác viết về trăng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Nguyên tiêu” được Bác viết năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đang ở giai đoạn cam go, quyết liệt nhất. Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tả cảnh đẹp của đêm trăng rằm tháng giêng, bộc lộ một phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác trong những ngày đầu xuân kháng chiến khẩn trương và quyết liệt. Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhà thơ Xuân Thủy đã dịch thành bài thơ lục bát:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên…………… nguyệt mãn thuyền

(Rằm xuân lồng lộng  …………đầy thuyền)

– Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dạt dào tron gtâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.

– Hai câu đầu vẽ lên khung cảnh đẹp tuyệt vời của một đêm trăng rằm. Trên bầu trời, trăng đúng lúc tròn nhất, nó mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la, tràn ngập ánh sáng của vầng trăng.

Kim dạ…… xuân thiên

(Rằm…. thêm xuân)

– Xuân trong thơ của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Ba từ “xuân” liên tiếp đã mở ra một không gian mênh mông, bát ngát tràn ngập sức sống mùa xuân, tràn ngập sức sống mãnh liệt của đất nước – đất nước dù trong mưa bom bão đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Không chỉ làm nổi bật cảnh đẹp của đêm nguyên tiêu, câu thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động mãnh liệt giữa một đêm xuân đẹp, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

– Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp của đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên cho nên sông núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác cũng rất hữu tình: có “trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui thắng trận, Bác không chỉ yêu trăng mà Bác còn yêu hoa núi, yêu chim rằng, yêu ngọn gió, yêu giọt mưa báo mùa thu chợt đến. Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên giai điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

– Nếu hai câu thơ đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, tràn ngập ánh trăng thì hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng, con thuyền trăng và hình ảnh con người:

Yên ba thâm sứ………. mãn thuyền

(Giữa dòng……….. đầy thuyền)

Nếu như ánh trăng ngày trước chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người

“Trong tù không rượu cũng không hoa………….. nhà thơ”

Thì đêm nguyên tiêu này trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang bàn bạc việc quân. Trăng  nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hi vọng, bao tình cảm nồng hậu. Hơn nữa, điều kiện thưởng trăng ở đây không phải là thưởng trăng trên sân nhà, ngõ xóm, trên lầu cao gác tía mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi sâu kín mịt mù, bí mật trên dòng sông giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc bao la. Như thế, người đang thưởng trăng Nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các vị tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân để lãnh đạo nhân dân kháng chiến bảo vệ non sông, đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ những vần thơ của Bác vừa mang đậm màu sắc hiện đại làm sống lại không khí lịch sử của thời đại vừa mang đậm phong vị Đường thi trong hình ảnh “yên ba thâm sứ”.

– Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu thẳm, đêm đã về khuya, Bác trở về tâm hồn sảng khoái, con thuyền kháng chiến, con thuyền của vị thống soái trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mang trở đầy ánh trăng vàng:

Dạ bán ……..

(Khuya về ….)

– “Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến những vần thơ cổ như:

“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông”

(Bạch Cư Dị)

Hoặc: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
            Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu
(Nguyễn Trãi)

– Đến với thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông ẩn hiện trong màn khói sóng mang theo bao ánh trăng hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu đời đời của đất nước thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

– Qua bài thơ Nguyên tiêu, ta có thể nói: Trăng trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

– Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt man mác phong vị Đường thi. Điệu thơ thanh nhẹ, không gian bao la, yên tĩnh, bài thơ như một đóa hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là Người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến muôn người. Thơ Bác tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ Bác đã hướng tới vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng, Bác yêu trăng cũng chính là biết sống đẹp. “Nguyên tiêu” là một bài thơ tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.

Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9 Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9
Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9

Chủ đề 2: TÌNH CẢM GIA ĐÌNH GẮN VỚI TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

Bài thơ TIẾNG GÀ TRƯA – Xuân Quỳnh –

  1. Tác giả, tác phẩm:

– Xuân Quỳnh (1942 – 1988), là một nhà thơ nữ của Việt Nam. – Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

– Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biểnSóngThơ tình cuối mùa thuTiếng gà trưa,… Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước (Việt Nam) và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.

  1. Nội dung:

2.1. Tiếng gà trưa trên đường hành quân

– Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ

– Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực

– Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

+ Nghe xao động nắng trưa + Nghe bàn chân đỡ mỏi

+ Nghe gọi về tuổi thơ

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

2.2. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niêm thời thơ ấu

a) Những kỉ niệm tuổi thơ

– Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh

– Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng

– Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu

– Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

b) Hình ảnh người bà và tình bà cháu

– Bà mắng: “Gà đẻ…mặt” ⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu

– Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”

⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà

2.3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư

– Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứng

– Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…): qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể

– Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc

Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9 

Tags
Show More

Related Articles

2 thoughts on “Chuyên đề thơ hiện đại Văn 9”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close