Nghị luận văn học

Văn học thời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta.

“tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nghĩa tình” là hai nội dung chủ yếu của văn học thời kì 1945-1975, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả đã trở thành tài sản quý về tinh thần, tình cảm, đạo đức của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc trong nền văn học dân tộc trong thời kì hiện đại.

 Văn học thời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta.

Nếu người Pháp tự hào về một đất nước có dòng sông Sein xanh biếc lững lờ trôi.Nếu người Nhật yêu mến xứ sở với những đỉnh núi Phú sĩ trắng tuyết, rực rỡ hoa anh đào.Và người Trung Hoa tự hào về đất nước vững chãi với vạn lí trường thành đồ sộ.Thì người Việt Nam ta yêu mến và tự hào về đất nước với những con người nhân ái, chan hoà.Nơi đẹp núi, đẹp sông, đẹp những cánh đồng, đẹp những con người trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Đó là niềm tự hào bất tận của những con người đất Việt.Họ luôn mang trong trái tim một dòng huyết quản, sục sôi ý chí chiến đấu chống bè lũ xâm lăng để giữ mãi dáng hình của đất Việt nhỏ bé thân yêu trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.Thế đấy, dòng máu lạc hồng cứ mãi nung nóng như cái hào khí Đông A trường tồn bất tận.Tất cả,tất cả những khí thế ấy đã được các áng văn thơ biểu hiện trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975.

Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ XX.

Những áng văn thơ ấy như những bản thiên anh hùng ca đã biểu dương, ngợi ca những con người sống và chiến đấu cho tiếng gọi “Quê hương”…Chính vì vậy mà đã có nhận định chó rằng: Thời kì văn học giai đoạn 1945-1975 là thời kì văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước,khí phách kiên cường, dũng cảm và lối sống nhân ái, nghĩa tình của nhân dân ta.

Văn học thời kỳ 1945 - 1975 biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái, nhân nghĩa của nhân dân ta." Văn học thời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta.

Leo lên chiếc suồng văn học trở về quá khứ, ta bắt gặp những hình tượng anh hùng trong kháng chiến với tinh thần, ý chí chiến đấu quật khởi.Không phải chỉ có những người thanh niên trai tráng có đầy đủ sức khoẻ mới được đi cách mạng.Mà ngay cả những thanh niên còn ngồi trên ghế nhà trường, họ cũng xếp bút nghiêng đi theo tiếng gọi cứu nước thiêng liêng.Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Thi,hình tượng của những người chàng trai thư sinh này ra đi với tư thế hào hùng, khí phách kiên cường,dũng cảm,từ bỏ sự sung sướng, hạnh phúc riêng tư của bản thân:

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cớm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)

Tình yêu nước của họ đã vươn lên sự ngăn cản của không gian và thời gian.Mà ở đó đỉnh điểm của lòng yêu nước được phát huy cao độ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hừm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Dêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

(Tây Tiến-Quang Dũng)

Nhà thơ Quang Dũng rất khéo léo với những ngôn từ,hình ảnh biết đan cài vào nhau để tạo nên những đau thương, mất mát, khổ đau mà những chiến sĩ của ta phải ngậm ngùi chịu đựng.Thiết nghĩ, sự mất mát ấy là bao so với những lớp cha anh đi trước.Đất nước ngày đêm đang sống dưới gót dày nô lệ của bọn thực dân, nhân dân lầm than đang rên riết trong từng bể máu.Thì sự hi sinh của các chiến sĩ cũng chẳng là bao?Văn học giai đoạn năm 1945-1975 đã mô tả lại quá trình chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam.Mà mỗi khi nghe lại những âm vang, hào khí chiến đấu của dân tộc ta lại càng rừng rợn:
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(Tổ Quốc)

Tất cả,tất cả họ đã làm nên mùa xuân của ngày hôm nay.Và tất cả họ làm nên lịch sử.Trong giai đoạn văn học 1945-1975 không biết có bao nhiêu tác phẩm văn thơ biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường, dũng cảm và những lối sống nhân ái, nghĩa tình.Song mỗi một tác phẩm đều mang một dư âm ngọt ngào của tình yêu quê hương, đất nước,…

Chặng đường văn học ba mươi năm (1945-1975) tuy ngắn nhưng thật sự là một thời kì văn học sôi động. Vượt qua nhiều trở ngại lớn lao tưởng như không thể vượt qua nổi của chiến tranh, văn học đã đạt những thành tựu cao quý. Đặc biệt “văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường, dũng cảm và lối sống nhân ái nghĩa tình của nhân dân ta”. Qua thơ văn thời kì 1945-1975, ta hãy phân tích và chứng minh nhận định trên

Trước hết, ta thấy rõ tinh thần yêu nước thể hiện ở những người chiến sĩ. Dẫu từ mọi phương trời lạ, chẳng hẹn quen nhau, họ có cùng chung lí tưởng đánh giặc cứu nước và trở thành đồng chí. Dù chịu đựng mọi gian khổ, họ vẫn lạc quan, cầm chắc tay súng diệt thù:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
… Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. 

(Chính Hữu)

Văn học “biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường” bằng những vần thơ sinh động, như một đoạn phim ngợi ca:
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt,

Máu trộn bùn non
Gan không súng, chí không mòn. 

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn ghi lại hình ảnh lớp lớp đoàn đoàn quân như nước vỡ bờ, đem lại chiến thắng vinh quang rực rỡ cho đất nước:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
(Đất nước)

Trong một tác phẩm văn xuôi, chúng ta cũng thấy rõ tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm, của nhân dân ta. Chiến, Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình đã quyết tâm cầm súng đánh giặc để trả thù nhà. Tnú yêu thương, gắn bó với bản làng, dẫu thương tật đôi tay vẫn tham gia lực lượng chiến đấu, giết giặc thù (Rừng xà nu).

Lòng yêu nước còn thể hiện chân thành cảm động qua sự hi sinh cao cả, người chiến sĩ vẫn sẵn sàng chấp nhận, hi sinh tuổi trẻ vì tổ quốc:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng)

Có khi tình cảm yêu nước thể hiện qua lòng yêu quê nghèo với hình ảnh người vợ hiền lam lũ:
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
(Hồng Nguyên)

Lòng yêu nước còn thể hiện qua nỗi thương xót cảnh quê hương bị thiêu hủy dưới gót giặc hung tàn:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Cho nên bộc lộ nỗi căm hờn:
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn.
(Hoàng Cầm)

Đó là lòng yêu nước sáng ngời của quần chúng cách mạng: người em liên lạc, bà mẹ chăm sóc người chiến sĩ, cô gái Tây Bắc nuôi quân (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên). Đó là khí phách kiên cường, lòng thủy chung với cách mạng và mảnh đất quê hương như ông Tám Xẻo Đước (Đất – Anh Đức), anh Ba Hoành (Quán rượu người câm – Nguyễn Quang Sáng), Cụ Mết (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).
Xuất phát từ tình yêu nước, những tình cảm cao đẹp khác thể hiện trong “lối sống nhân ái, nghĩa tình của nhân dân ta”. Trước hết, đó là tình quân dân thắm thiết:
Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
… Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong.

(Hoàng Trung Thông)

Đó là sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân đối với người chiến sĩ cách mạng hoạt động trong thời kì đen tối qua hình ảnh bà Bủ, bà Bầm, mẹ Tơm, mẹ Suốt (Tố Hữu), bà mẹ đào hầm:
Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
(Dương Hương Ly)

Trong chiến đấu gian khổ, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào càng phát huy cao độ (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Bức thư Cà Mau – Anh Đức). “Lối sống nhân ái nghĩa tình” còn thể hiện sâu sắc qua nhiều khía cạnh tình cảm gia đình: tình vợ chồng, tình mẹ con, tình anh em, nghĩa láng giềng (Những đứa con trong gia đình, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi). Lối sống nhân ái nghĩa tình còn thấy rõ ở lối sống đùm bọc, thương yêu, cùng xây dựng cuộc đời mới của những con người lao động ở nông trường Điện Biên như Đào, Huân, Duệ… (Mùa lạc – Nguyễn Khải).
Ngoài ra trong các tác phẩm văn học thời kì 1945-1975, tình yêu lứa đôi cũng được soi rọi và sáng ngời dưới ánh sáng của tình yêu tổ quốc. Những người trẻ tuổi tạm thời đặt tình cảm riêng sau sự bức thiết của sự nghiệp chung:
Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau. 
(Nguyễn Mĩ)

Có khi giữa gian khổ, tình yêu càng trong sáng, thơ mộng, thật cảm động (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu).

Văn học cũng phản ánh chân thực những hoàn cảnh hội ngộ, sinh li cũng như tử biệt hết sắc khắc nghiệt:
Mới đến cầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông
… Anh đi bộ đội, sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
(Vũ Cao)

Tình yêu quê hương cũng không kém phần thống thiết khi người em nhỏ du kích đã bị giặc bắn rồi quăng mất xác:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Giang Nam)
Lối sống nhân ái nghĩa tình” còn là những nét đẹp truyền thống mà nhân dân ta luôn phát huy trong hình ảnh vẹn tròn của Đất Nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Tóm lại, “tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nghĩa tình” là hai nội dung chủ yếu của văn học thời kì 1945-1975, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả đã trở thành tài sản quý về tinh thần, tình cảm, đạo đức của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc trong nền văn học dân tộc trong thời kì hiện đại.

Văn học trẻ sưu tầm tổng hợp

 

 

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close