TRUYỆN NGẮN

Chạy trốn

Nguyên là một cây bút trẻ, CTV thân thiết của Văn học trẻ, những tác phẩm của Nguyên đều là những câu chuyện đơn giản nhưng dễ cảm, "chạy trốn" là một trong số đó.

Ồn ào quá! Tiếng kim giây đồng hồ liên tục đâm thẳng vào trong óc. Nam co rúm người trong chăn bông quấn chặt, dùng cả hai bàn tay bịt kín hai tai. Thế mà bằng một phương cách quái quỷ nào đó, tiếng đồng hồ chạy vẫn dội vào màng nhĩ. Xương đe, xương búa, xương bàn đạp rung lên từng hồi, khôn Chạy trốn  g ngừng khuếch đại âm thanh. Da đầu Nam cũng tê buốt lên từng đợt.  Chạy trốn 

 

Cứ thế này thì chết mất!

Nam đã khóa kín cửa, nhốt mình trong nhà gần một ngày. Những giấc ngủ chập chờn không rõ thời điểm bắt đầu, cũng không rõ lúc nào tỉnh dậy. Khi hoàn toàn tỉnh táo, mắt nó sẽ mở trừng trừng nhìn lên trần nhà.

Sau đó, nó bắt đầu chán ghét tất cả mọi thứ. Chán ghét cuộc sống này, chán ghét chính mình. Chán ghét tiếng động ồn ào từ kim giây của đồng hồ treo trên tường. Chán ghét cả quả tim dúm dó lúc nào cũng đập bùm bụp trong lồng ngực gầy gò.

Nó muốn đập nát cái đồng hồ chết tiệt đó! Nhưng nó lại chán ghét thế giới bên ngoài chăn bông, chán ghét ánh sáng, nên nó không muốn đứng dậy. À không, đến ló đầu ra khỏi chăn bông nó cũng không muốn. Nó muốn bắt trái tim chết tiệt của mình ngừng đập! Nó muốn chết! Nhưng nó lại không dám chết.

Tâm trạng của nó xuống dốc một cách thảm hại. Mà nguồn cơn của cái sự xuống dốc đó là mấy dòng thông báo ngắn ngủn mà lớp trưởng lớp đại học đăng lên nhóm facebook vào khuya hôm trước. Chạy trốn  

“Sáng mai đúng bảy giờ các bạn nợ môn cách năm có mặt ở Hội trường để kí xác nhận các môn nợ nhé. Chiều mai sẽ xét lưu ban lên lớp, nhiều khả năng lớp mình sẽ phải tạm biệt các bạn. Chúc mọi người ngủ ngon.”

Ngủ ngon thế quái nào được! Ngay khi đọc được thông báo, tay Nam run lên, suýt nữa đánh rơi điện thoại. Trống ngực đập thình thịch, adrenalin trong máu tăng vọt, cảm giác hồi hộp tới khó thở đột ngột ập đến. Một ngày. Chỉ một ngày ngắn ngủi quyết định số phận một năm, à không, là số phận cả cuộc đời nó. Nếu nó bị lưu ban, mẹ nó sẽ giết nó mất. Mẹ ở nhà vất vả làm lụng dành dụm cho nó đi học, thế mà nó lại…

“Nam, mai nhớ có mặt đúng giờ đấy, đừng có quên nữa.” Màn hình điện thoại sáng lên, tin nhắn của lớp trưởng nhảy ra.

Nam là “thành phần cá biệt” của lớp này. Nó thường xuyên đến muộn, muộn giờ học lý thuyết, muộn giờ học thực hành, muộn giờ tham quan với lớp, muộn giờ họp tổ, đến cả chuyến đi thực tế ở tỉnh khác nó cũng muộn giờ, để cả lớp gần một trăm con người phải đợi. Mà tất cả những lần muộn đó, nó chỉ có một lý do duy nhất: quên.

Lần thi hết môn Sinh lý năm trước và năm trước nữa cũng vậy. Chạy trốn  

Lần thi đầu tiên, Nam đủ điều kiện thi nhưng “quên” lịch. Theo quy định của trường, không thi lần một sẽ không được thi lại. Nó nghiễm nhiên phải học lại một môn. Cũng không hề gì, đời sinh viên của đứa nào chẳng có vài ba lần học lại. Nhưng đến lúc nó không đủ điều kiện thi của đợt học lại, vì “quên” vài ba buổi học, thì gay go rồi.

Nợ môn cách năm, có nguy cơ bị lưu ban. Nhà trường càng ngày càng siết chặt quy định, những kẻ yếu kém ngày càng dễ bị đào thải.

Chính Nam cũng không biết từ bao giờ nó lại thành một kẻ yếu kém và thất bại như vậy. Cũng giống như khi trốn trong chăn, nó chẳng biết tại sao mình lại phải làm như thế, thay vì đi thẳng tới Hội trường, kí tên vào tờ danh sách nợ môn kia. Cho dù không kí, tên nó vẫn nằm chình ình ở đó cơ mà. Ờ, nhưng kí hay không tên cũng nằm ở đó, chẳng thay đổi được gì, thì kí làm gì nhỉ? Nhà trường muốn đám sinh viên học ngu nhất trường tập trung lại để mắng chửi, hay để những người khác chỉ trỏ.

“Kìa, nhìn xem, bọn nó là đám nợ môn cách năm đấy!”

Một tiếng, hai tiếng, rồi ba tiếng… trôi qua. Từng giây từng phút áp lực đè nặng, tấm chăn mỏng quấn chặt trên người cũng siết tới mức người trong chăn tưởng như không thở nổi. Nam tung chăn ngồi bật dậy. Mồ hôi ròng ròng, mặt mũi đỏ gay.

Bàn tay vừa run rẩy vừa nhớp nháp mồ hôi mò vào điện thoại. Rồi, lại đặt xuống. Nó nhảy xuống đất, thay một bộ quần áo khác, dợm bước ra khỏi phòng trọ. Để điện thoại lại trong phòng, kệ, quanh năm suốt tháng có ai ngoài mẹ gọi cho nó đâu. Mà một “nó” thất bại, chán chường đến mức này, không muốn nghe điện thoại của mẹ.

Nhưng nó sai rồi, hôm nay có người gọi cho nó. Là cô Vân giáo vụ khối, người nó đã gặp vài lần khi nơm nớp lo sợ tới nhà A1 nộp đơn xin học lại và biên lai đóng tiền thi lại.

– Nguyễn Thiên Nam đúng không? – giọng cô giáo vụ vang lên phía bên kia đầu dây, to và rõ ràng – Sáng nay nhà trường tập trung các bạn nợ môn để dặn dò vài điều, sao em không có mặt? Cả sáu khối hơn hai trăm con người, chỉ có một mình em vắng. Em có biết buổi gặp mặt này quan trọng thế nào không?

– Em… – mặt Nam đỏ gay, một lúc lâu sau mới phun ra hai chữ – Em quên.

– Lại quên! Bây giờ em tới trường, vào phòng 105 nhà A1 gặp cô. Bây giờ, ngay lập tức!

Cô giáo vụ không cho Nam cơ hội kì kèo hay trình bày lý do gì cả. Sau khi nói dứt lời, cô lập tức tắt máy.

Nam không muốn lên phòng đào tạo gặp cô giáo vụ! Nó muốn chạy trốn! Nhưng lúc này thì có chằng còn chỗ nào để trốn nữa cả. Các cụ ngày xưa thường nói: “Tránh được mùng một không tránh được hôm rằm”, nó trốn được hôm nay, còn ngày mai, ngày kia… rốt cuộc cũng sẽ có lúc nó không trốn nổi. Trừ khi nó dứt khoát xin thôi học ở trường. Thôi học… mẹ nó sẽ giết nó mất.

Năm học mới chưa bắt đầu được bao lâu. Sau khi xét lưu ban lên lớp, những sinh viên “không may” phải học lại sẽ ngay lập tức được thêm vào danh sách khóa dưới, và bắt đầu một năm học với nhiệm vụ duy nhất là trả nợ môn. Đương nhiên, thông báo lưu ban sẽ được gửi tới tận tay phụ huynh, và nếu như Nam bị lưu ban, thì mẹ nó chắc chắn sẽ biết. Không thể giấu được.

Lúc này, nó lại bắt đầu hi vọng trong danh sách lưu ban vì nợ môn cách năm không có tên mình. Hi vọng hão huyền. Lớp trưởng đã nói năm nay hội đồng nhà trường có vẻ gay gắt lắm, chắc sẽ không nương tay với bất kì trường hợp nào.

Phòng đào tạo nằm tít góc trong cùng của tòa nhà hiệu bộ, đi qua vài chục căn phòng khác đóng cửa im lìm mới tới nơi. Nam nhìn chằm chằm vào tấm biển ghi số “105” bên ngoài cửa phòng, bàn tay giơ lên nhưng không gõ cửa, trong lòng lại dâng lên xúc động muốn chạy trốn.

– Em muốn tìm ai? Là sinh viên năm mấy? – một giọng nói đột ngột vang lên phía sau.

Nam giật mình quay lại, ngập ngừng hồi lâu mới đáp:

– Em… năm bốn ạ.

– Năm bốn? Gặp cô Vân à? – người phía sau bước lên một bước, đẩy cửa, rất tự nhiên đi vào – Cô Vân, sinh viên đến tìm cô này. Chắc là vì chuyện xét lưu ban đúng không?

Câu sau cùng là nói với Nam. Nó gật đầu, không dám nhìn thẳng vào đôi mắt của người vừa tốt bụng mở cửa giúp. Đôi mắt đó quá thản nhiên, quá bình tĩnh, cũng quá thẳng thắn nhìn người đối diện, giống như một thằng thất bại là nó đây chẳng có gì khác so với những người khác. Nhưng càng như vậy, nó lại càng mặc cảm.

Có lẽ vì nó biết, mình mãi mãi không thể nhìn cuộc đời bằng ánh mắt thản nhiên như vậy, nếu như mình cứ mãi loay hoay với những bước trượt dài, và càng ngày càng thảm hại hơn.

– Sao sáng nay em không đến tập trung cùng các bạn?

Cô Vân thở dài ngao ngán, nhìn cậu sinh viên trước mặt bằng ánh mắt cũng ngao ngán không kém tiếng thở dài. Ngồi trên chiếc ghế đối diện bàn làm việc của cô, Nam cúi gằm mặt xuống, không dám ngẩng lên. Nghe thấy câu hỏi, nó chỉ hơi liếc mắt nhìn lên, rồi lại cụp mắt xuống.

– Cô đang hỏi em đấy! Nam, sao sáng nay em không có mặt?

– Em… quên ạ. – vẫn là lý do duy nhất cho tất cả những lần vắng mặt.

Cô giáo vụ khối không vạch trần lời nói dối của Nam. Cô chỉ đặt xuống trước mặt nó một tập giấy, là danh sách sinh viên nợ môn. Tất cả các ô chữ kí đều đã kín mực, chỉ có ô thẳng hàng với cái tên Nguyễn Thiên Nam là trống trơn.

Nam cầm lấy cái bút, nhắm mắt nhắm mũi kí tên xuống.

Phía sau bàn làm việc, cô giáo vụ lại thở ra một hơi dài thườn thượt. Các thầy cô trong trường ngán nhất là loại sinh viên như Nam, không cãi lại bao giờ, cũng không tích cực với cái gì bao giờ, không chịu cố gắng, biến bản thân thành một kẻ thất bại và ủ rũ.

– Nguyễn Thiên Nam, cái tên hay đấy chứ! Vừa đọc tên đã biết bố mẹ đặt rất nhiều kì vọng vào em rồi.

Chân ghế kim loại ma sát với mặt đất phát  ra âm thanh khiến người ta ghê răng. Người đàn ông vừa giúp Nam mở cửa hồi nãy xách ghế ra ngồi bên cạnh, chống cằm xuống bàn, nhìn nó, vẫn bằng ánh mắt bình thản.

Nội dung câu nói của anh ta chẳng liên quan gì tới chuyện nợ môn hay chuyện học hành của Nam, nhưng lại thành công làm nó ngẩng đầu lên. Vì anh ta nói đúng. Nó là niềm hi vọng duy nhất của mẹ. Trong tuổi thơ thiếu thốn đủ bề, đã rất nhiều lần nó nghe mẹ nói, mẹ vẫn còn sống trên đời, chỉ vì nó mà thôi.

Người kia không thấy nó trả lời, lại nói tiếp:

– Nếu hôm nay không được xét lên lớp, em định bỏ học à? Đúng không?

– Em… – Nam lại cúi đầu, không biết phải trả lời ra sao nữa. Người đó lại, một lần nữa, nói đúng.

– Em có biết nếu em xin thôi học, nhà trường sẽ gọi điện và gửi thư về cho người nhà không? – người đó không nhìn Nam, mà cầm lấy tập danh sách nợ môn trên bàn, đọc qua một lượt – Đằng nào người nhà cũng biết, thì học lại một năm và không đi học nữa, bên nào tệ hơn? Em đang học năm bốn rồi, ở trường khác thì là năm cuối, ở trường mình vẫn còn một nửa chặng đường cần phải đi. Nhưng em cũng đã lớn, anh chẳng nói với em mấy chuyện như là cần phải cố gắng nhiều hơn hay thế nào. Anh chỉ muốn hỏi, em cứ định chạy trốn cả đời thế à?

Một lúc lâu sau, Nam mới khe khẽ lắc đầu.

Người ngồi bên cạnh nó cười cười:

– Thế thì lần này đừng chạy trốn nữa! Hứa với anh, cho dù hôm nay được lên lớp hay phải lưu ban, cũng không được chạy trốn! Đi học đầy đủ, cố gắng trả nợ môn. Tốt nghiệp sớm một năm hay muộn một năm cũng chẳng sao cả, em vẫn có thể thành một bác sĩ tốt.

Trong ánh mắt không thể tin được của cô giáo vụ khối, Nam ngẩng đầu lên, nhìn chằm chằm đôi mắt chứa đầy tin tưởng của người đang ngồi bên cạnh mình, gật đầu:

– Em hứa.

Một chuyện làm cho người ta vô cùng đau đầu, lại được giải quyết một cách đơn giản và chóng vánh như vậy. Cô giáo vụ âm thầm thở phào, nhìn người đàn ông nọ:

– Thầy Vũ, hội đồng họp xong rồi ạ?

– Họp xong rồi. – Vũ gật đầu, anh vừa từ phòng họp của hội đồng xét lưu ban lên lớp đến đây, báo kết quả xét cho giáo vụ các khối – Vẫn xét như năm trước, tạm thời không có gì thay đổi. Nợ trên mười đơn vị học phần sẽ phải lưu ban, dưới mười lên lớp bình thường.

Số đơn vị học phần mà Nam nợ, là chín. Nghe được kết quả xét lưu ban lên lớp, nó không biết mình nên vui hay nên buồn, cũng không biết thở phào nhẹ nhõm hay tâm trạng nặng nề mới là phản ứng đúng đắn.

Được lên lớp rồi. Nhưng nó vừa hứa với người đang ngồi ngay bên cạnh, từ nay về sau không được chạy trốn nữa. Nó là một con ốc sên thích rụt đầu vào trong vỏ ốc, sợ tất cả mọi tác động của thế giới bên ngoài. Bắt nó không chạy trốn nữa, chính là đập vỡ vỏ của con ốc sên, bắt nó trần trụi đối mặt với thế giới.

Bàn tay dùng lực đập lên vai cậu sinh viên, Vũ nhìn đôi mắt ngơ ngác của nó, bật cười:

– Cố lên, anh tin là em làm được! Lưu ban một năm không đáng sợ như em nghĩ đâu. Anh cũng từng phải học lại một năm, hôm nay vẫn được ngồi trong hội đồng xét lưu ban lên lớp đấy thôi. Cơ hội luôn dành cho những người biết cố gắng, và, không chạy trốn.

Tác giả: Nguyên Diễn đàn văn học trẻ

Đọc truyện ngắn hay tại Văn học trẻ (xem thêm Ở đây) Chạy trốn  

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close