Cuộc thi viết vănTRUYỆN NGẮN

Xếp hạng tác phẩm cuộc thách đấu viết truyện ngắn về tự nhiên môi trường và biến đổi khí hậu

Đây là cuộc thách đấu nhóm sáng tác truyện ngắn thường kì trên Văn học trẻ

Xếp hạng tác phẩm cuộc thách đấu viết truyện ngắn về tự nhiên môi trường và biến đổi khí hậu

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng cần được ưu tiên nhất hiện nay nhưng sự quan tâm dành cho vấn đề này là chưa đủ. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,… nhưng tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Cải thiện ý thức của người dân về giữ gìn môi trường xanh sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu từ những việc giản đơn như: tiết kiệm nước, tắt bớt điện, hạn chế đi xe chạy xăng dầu….là việc cần thiết phải làm. Ngoài vấn đề môi trường đang chuyển biến xấu do hành động con người, thì tự nhiên, cây cối thú hoang cũng là nạn nhân cần được nhắc tới. Rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra mang tính hệ thống và chỉ có thể được kiểm soát thông qua sự phối hợp của toàn cầu, không thể chỉ nhờ một vài cá nhân, tổ chức đơn lẻ có thể giải quyết.

Trước những yêu cầu cấp bách ấy, Văn học trẻ tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn chủ đề tự nhiên, môi trường, biến đổi khí hậu nhằm chung tay với cộng đồng nâng cao ý thức của người dân. Các tác phẩm của các tác giả đã đề cập tới các vấn đề của tự nhiên đang gặp phải như: lòng tham của con người trong việc phát triển kinh tế, ham muốn phát triển làm giàu của con người đánh đổi tự nhiên để nhận lấy quả đắng là sự sụp đổ , mất cân bằng tự nhiên (Vác đá vá trời), cảnh giết chóc, nỗi đau đớn của loài vật do con người mang lại kể cả trực tiếp hay gián tiếp, hành động vứt rác, phát triển nông nghiệp bất chấp an toàn của sinh mệnh tự nhiên….Khi đọc các tác phẩm ấy chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi đau mà tự nhiên kêu gào lên tiếng, dù ít ỏi nhưng chắc chắn sẽ giúp hạn chế bớt được hành động của mỗi người. Mỗi khi vứt rác bừa bãi, ta bỗng nhớ về nỗi đau chú rùa biển gặp phải, khi ăn thịt loài vật, nghĩ tới ánh mắt giãy giụa khôn cùng của chúng. Dù chưa đưa ra được phương pháp giải quyết cụ thể bởi dung lượng truyện ngắn nhưng những gì mà các tác giả làm cực kì có ý nghĩa. Mỗi việc tốt cần được tôn vinh để lan tỏa hơn tới cộng đồng. Đây là lí do mà cuộc thi nhóm hướng tới. Và mục đích khác của cuộc thách đấu này chính là cơ hội giao lưu, thử thách mỗi tác giả giải phóng sự sáng tạo của bản thân để viết về một vấn đề bắt buộc không theo sở trường mỗi người.

Khi đặt vào trong thử thách sẽ làm mỗi cá nhân nảy ra những ý tưởng mới lạ, ép buộc mỗi tác giả bộc lộ khả năng viết lách, sự tìm kiếm thông tin và thoát khỏi vùng an toàn của chính mình.

DANH SÁCH TÁC PHẨM DỰ THÁCH ĐẤU VIẾT TRUYỆN NGẮN THEO CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Có 10 thành viên nhóm sáng tác, trong đó có 9 tác giả hoàn thành được thử thách này bao gồm:

  1. Vác đá vá trời – Linh Ann (nhóm sáng tác 1)
  2. Loài người thích ăn thịt chó – Hạ Vân (nhóm sáng tác 2)
  3. Đây không phải chuyện cổ tích – Thiên Phong (nhóm sáng tác 2)
  4. Gò đất cuối đồng – Minh Phong (nhóm sáng tác 1)
  5. Tiếng gầm của rừng xanh – Kì Phong (nhóm sáng tác 1)
  6. Đường ra biển lớn – Nguyên (nhóm sáng tác 1)
  7. Ngày mai thôi gõ cửa – Trần Hàn (nhóm sáng tác 1)
  8. Hành trình tìm về bãi trắng – Híp Bốn mắt (nhóm sáng tác 2)
  9. Cá lớn biển đông – Huyền Lam (nhóm sáng tác 2)
  10. Rái cá nhỏ – chưa hoàn thành thử thách (nhóm sáng tác 2)

XẾP HẠNG TÁC PHẨM CUỘC THÁCH ĐẤU VIẾT TRUYỆN NGẮN VỀ TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Sau khi tổng hợp nhiều ý kiến từ cố vấn được mời, Văn học trẻ đã đánh giá xếp hạng tác phẩm trong cuộc thách đấu lần thứ 2 với chủ đề Tự nhiên – Môi trường – Biến đổi khí hậu như sau:

  • Hạng 1: Tiếng gầm của rừng xanh – Kì Phong (nhóm 1)
  • Hạng 2: Gò đất cuối đồng – Minh Phong (nhóm 1)
  • Hạng 3: Hành trình tìm về bãi trắng – Híp Bốn mắt (nhóm 2)
  • Hạng 4: Cá lớn biển đông – Huyền Lam (nhóm sáng tác 2)
  • Hạng 5: Đường ra biển lớn – Nguyên (nhóm sáng tác 1)
  • Hạng 6: Vác đá vá trời – Linh Ann (nhóm sáng tác 1)
  • Hạng 7: Ngày mai thôi gõ cửa – Trần Hàn (nhóm sáng tác 1)
  • Hạng 8: Đây không phải chuyện cổ tích – Thiên Phong (nhóm sáng tác 2)
  • Hạng 9: Loài người thích ăn thịt chó – Hạ Vân (nhóm sáng tác 2)
  • Hạng 10: Rái cá nhỏ

Cố vấn được mời là những người có am hiểu nhất định về Văn học, học tập chuyên ngành liên quan tới Văn học, xếp hạng tác phẩm dựa trên đánh giá của cố vấn và qua tham khảo bỏ phiếu nội bộ, 3 tác phẩm TOP 3 chiếm tỷ lệ được chọn cao nhất.

Tác phẩm được yêu thích nhất thuộc về: Gò đất cuối đồng; 5/13, Tiếng gầm của rừng xanh 9/13; Hành trình tìm về Bãi trắng: 6/13 ; Đường ra biển lớn 5/13, Vác đá vá trời 3/13, Cá lớn biển Đông: 4/13 đây là kết quả từ việc thăm dò nội bộ thành viên và một số bạn đọc thân thiết của Văn học trẻ (khảo sát 13 người)

XẾP HẠNG THÀNH VIÊN NHÓM SÁNG TÁC THÁNG 11

Sau khi tổng kết hoạt động tại Văn học trẻ thông qua các cuộc thi, bài nhuận bút và thách đấu nhóm, Bảng xếp hạng cá nhân của các thành viên nhóm sáng tác sẽ như sau:

  1. Kì Phong
  2. Nguyên
  3. Minh Phong
  4. Trần Hàn
  5. Linh Ann
  6. Hạ Vân
  7. Híp bốn mắt
  8. Huyền Lam
  9. Rái cá nhỏ
  10. Thiên Phong
Cuộc thi thách đấu truyện ngắn vì môi trường Xếp hạng tác phẩm cuộc thách đấu viết truyện ngắn về tự nhiên môi trường và biến đổi khí hậu
Bảng xếp hạng thành viên  nhóm sáng tác Văn học trẻ – Cuộc thi thách đấu truyện ngắn vì môi trường

Mong rằng trong tháng tới, tất cả thành viên nhóm sáng tác sẽ nỗ lực hơn, cùng với việc Văn học trẻ tuyển chọn nhóm sáng tác thứ 3 thông qua các bài nhuận bút và cuộc thi tháng 12 này, BXH sẽ có thay đổi thế nào, liệu vương miện có còn được  Kì Phong – Nguyên – Minh Phong giữ vững, hãy đón chờ BXH tới đây nhé.

MỘT SỐ NHẬN XÉT CỦA BẠN ĐỌC

♥ Bạn đọc Phạm Thị Ngọc Mai

Nhìn về tổng quan cả 9 truyện ngắn đều viết về chủ đề môi trường, đề cập đến vấn đề con người phá hủy môi trường thiên nhiên, động vật. Qua các câu chuyện tác giả con người cần thay đổi nhận thức và hành động đúng đắn đối với môi trường tự nhiên cũng như động vật trên Trái Đất. Tuy nhiên mỗi truyện ngắn để lại trong tôi những ấn tượng riêng.

  1. Tiếng gầm của rừng xanh là câu chuyện gây ấn tượng sâu sắc nhất với tôi. Bởi :

Đề tài truyện viết về động vật hoang dã – giống loài quý có nguy cơ tuyệt chủng bất cứ lúc nào.

Tác giả của truyện có cách dẫn dắt mở đầu gây ấn tượng với tôi kết hợp với đó là các chi tiết trong truyện được liên kết chặt chẽ, bố cục mạch lạcái tạo ra một tổng thể cuốn hút độc giả.

Đặc biệt hơn là trong truyện có chi tiết khiến tôi lay động đó là : khi Bạch Vũ chứng kiến cảnh con trai mình Đại Phong chết dưới tay con người thì lúc này Bạch Vũ đã chạy ra bảo vệ con trai mình và cũng bị con người giết chết ngay sau đó thì hai cha con hổ đã nắm cạnh nhau, hổ bố nhiứ về những kỷ niệm mà ngày xưa khi hổ con còn bé thì gia đình hổ đã sống bên nhau hạnh phúc đến nhường nào. Tác giả đã nhân hoá chúng giống với con người, chi tiết này khiến người đọc phải suy nghĩ về việc giết hại chúng cũng chính là phá vỡ hạnh phúc gia đình chúng. Những người đã khiến cho Tiểu Hoả sinh ra sau này không có cha, mẹ, anh em, cô đơn, lẻ loi.

Hơn thế câu chuyện còn kết thúc mở khi có sự xuất hiện đấy uy vũ của Tiểu Hoả – còn trai út của Bạch Vũ thề rằng sẽ rửa thù cho cha mẹ và anh. Chi tiết này cho thấy sức mạnh “ tiếng gầm “ sức mạnh ủy lực ấy không bao giờ mất, không bao giờ chịu khuất phục trước số phận.

Câu chuyện mang đến thông điệp sâu sắc : “ Bảo vệ thiên nhiên và động vật cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta “.

2. Gò đất cuối đồng

Bạn đọc sẽ hẳn rất nhớ hình tượng bác nông dân mà mọi người vẫn gọi là lão Hùng. Qua câu chuyện tác giả đã xâý dựng thành công một nông dân hiền lành, chất phác, rộng lượng: yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây động vật (chim muông). Chính lão Hùng là người thay đổi suy nghĩ của lão Chính từ người săn bắt chim giờ đây ông Chính đã yêu thiên nhiên, động vật và có trách nhiệm với cuộc sống này hơn.

=> Lão Hùng là người có khả năng lay động trái tim mọi người.

Tác phẩm đã đưa ra thông điệp : “Cần phải bảo vệ thiên nhiên, chim muông để cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn”.

  1. Cá lớn Biển Đông

Tác giả đưa ra câu chuyện nhẹ nhàng, dung dịu, đời thường nhưng ẩn chứa thông điệp sâu sắc về việc bảo vệ môi trường biển.

Đặc biệt hơn, câu chuyện có sự góp mặt của yếu tố hoang đường kỳ ảo, sự xuất hiện của thần biển như một lời nhắc nhở ý thức bảo vệ Biển Đông của con người Việt cũng từ đó giúp cho câu chuyện thêm phần ngộ nghĩnh, đáng yêu cuốn hút người đọc.

Thông điệp : “Hãy bảo vệ môi trường biển và sinh vật biển bởi đó là cuộc sống của chúng ta”.

4. Ngày mai thôi gõ cửa

Câu chuyện bàn về vấn đề sự hủy diệt của con người đối với rừng và động vật hoang dã. Bảo vệ động vật hoang dã là vấn đề cấp bách của mỗi cá nhân và tổ chức.

Tác giả lên tiếng phản ánh sự vô tình cũng như là vô trách nhiệm đối với sự sống vạn vật qua chi tiết “ người đàn ông say sỉn không phân biệt được mọi thiết và hút thuốc lá để rơi tàn thuốc, rừng đang mùa hanh khô cây cối rất dễ cháy và thế là lửa bén cháý cả khu rừng chết bao động vật vô tội. Không những thế khi có tin rừng cháy mọi người không ai cứu hỏa, cũng không thấy Chính quyền đến làm việc “ cho thấy sự thờ ơ, vô trách nhiệm của con người đối với cuộc sống này.

5. Hành trình tìm về Bãi Trắng

Câu chuyện chỉ lên án hành động sai trái con người khi đánh bắt động vật biển bằng mìn gây chết nhiều sinh vật và phá hủy môi trường biển mà còn nhắc về hành động tốt đẹp đó là xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên cho động vật. Điều đó cho thấy nhận thức con người  đã thay đổi từ phá hủy sang xây dựng và bảo vệ. Đó là điều chúng ta nên học tập.

Qua câu chuyện tác giả muốn nhân lên hành động đẹp của con người nơi đây khi đã xây dựng khu bảo tồn.

6. Vác đá vá trời

Là câu chuyện sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo “ các vị thần xây dựng cuộc sống “ nhưng điều đặc sắc là các vị thần xây dựng cuộc sống giống với thời hiện đại. Tác giả đã kết nối lịch sử với hiện tại  giúp bạn đọc thấy được sức tàn phá thiên nhiên ngày nay của con người lớngớ đến thế nào. Từ đó mà còn người cần nhìn nhận đúng về vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh ta.

  1. Loài người thích ăn thịt chó

Câu chuyện kết thúc có hậu khi người chủ quyết định không giết Mun, thể hiện tính nhân đạo của tác phẩm. Cho thấy tình thương giữa con người với động vật luôn được gắn kết.

Từ đó giúp bạn đọc thêm trân trọng và yêu quý động vật hơn đặc biệt là vật nuôi trong gia đình.

8. Đây không phải là cổ tích

Tác giả đã mượn câu chuyện để nói về thực trạng dịch bệnh ngày nay đang hoành hành. Tác giả nhìn nhận, nắm bắt sự kiện nhanh nhạy.

Cuối truyện đã để lại nhiều bài học, thông điệp cho chúng ta.

Tuy nhiên, cách dẫn dắt vấn đề từ câu chuyện về vương quốc sang hiện tượn, thực trạng cuộc sống ngày nay chưa được tự nhiên và thuyết phục.

9. Đường ra biển lớn

Câu chuyện nói đúng thực tại ô nhiễm nguồn nước và sự khan hiếm dần của sinh vật dưới nước như : cua, cá, trai, tôm, ốc, tép…

Cho thấy sự độc ác con người trong đối với môi trường nước

Tuy nhiên, câu chuyện kết thúc chưa có hậu, tác giả mới chỉ nêu lên thực trạng mất chưa đưa ra cách giải quyết vấn đề làm thế nào để bảo vệ cuộc sống quanh ta ?

♥ Bạn đọc Nguyễn Thảo Ly

  1. Vác đá vá trời    

Trước hết  tác phẩm mở đầu theo mô tip truyện cổ tích khá quen thuộc, cốt truyện đã có những điểm sáng tạo, kết hợp yếu tố kì ảo xen lẫn hiện thực thú vị. Bên cạnh đó, tác phẩm còn nhiều tình tiết chưa logic. Kết bài bị lệch hướng, chưa đúng hướng đi.

2. Ngày mai thôi gõ cửa

  • Tác phẩm có phần mở đầu khá thu hút
  • Tuy nhiên các tình tiết trong tác phẩm không có sự mạch lạc và liên kết. Cốt truyện thiếu logic

3. Tiếng gầm của rừng xanh     

  • Cốt truyện chặt chẽ, phù hợp nội dung đề tài. Mạch văn logic.  Tính sáng tạo cao

4. Loài người thích ăn thịt chó

  • Tên nhan đề chưa thực sự phù hợp với cốt truyện
  • Tác phẩm có tính sáng tạo. Tâm lí loài vật miêu tả khá chi tiết và hàm xúc. Cốt truyện mang đậm tính nhân văn sâu sắc

5. Cá lớn biển Đông       

  • Cốt truyện có tính hấp dẫn, bám sát đề tài. Có tính sáng tạo. Thông điệp mà tác phẩm mang đến khá rõ ràng chạm đến trái tim người đọc

6. Gò đất cuối đồng        

  • Cốt truyện ngắn gọn nhưng cô đọng hàm xúc. Sử dụng nghệ thuật miêu tả con người và thiên nhiên khá chi tiết cụ thể, nêu bật được nội dung. Tác phẩm có tính hấp dẫn, cuốn hút, sáng tạo

7. Hành trình tìm về Bãi Trắng

  • Câu chuyện về vấn đề giữ gìn sự trong sạch cho biển cả được kể qua góc nhìn của sinh vật thật gần gũi và sinh động.
  •  Tác phẩm đã mang đến những thông điệp và triết lí vô cùng sâu sắc.
  • Đoạn kết thể hiện rõ ý đồ của người viết hi vọng về một tương lai tốt đẹp

8. Đây không phải là cổ tích    

  •  Nhan đề tác phẩm khá thu hút, gây tò mò cho người đọc. Ngôn ngữ khá trau chuốt, mạch văn liên kết

9. Đường ra biển lớn      

  • Bài viết phản ánh thực trạng ô nhiễm môi trường qua lời kể của hai anh em nhà cua. Ngôn từ sinh động, chân thực.  Cốt truyện bám sát đề tài

♥Bạn đọc Lê Việt Hường

  1. Vác đá vá trời    
  • Bài viết có sự tưởng tượng phong phú. Câu chuyện mang ý nghĩa lớn trong cuộc sống hiện tại. Câu chuyện phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Nếu hướng tới đối tượng là thanh niên, cần có những hình ảnh biểu tượng hoặc đan cài một vài ý niệm mang tính khách quan về ý nghĩa của câu chuyện.
  • Phần mở đầu nếu có thể, nên đảo đoạn giao chiến giữa HiD và KiP – MiP – HaP lên đầu sẽ hấp dẫn hơn. Kết truyện nên để lời của HiD răn đe: Bất cứ khi nào con người tàn phá thiên nhiên, hắn sẽ quay lại – để thể hiện rõ bài học nhận thức hơn.

2. Ngày mai thôi gõ cửa 

  •  Ngòi bút miêu tả rất chắc. Phần mở đầu giống tản văn. Giọng văn kể + tả đan xen khá khéo léo.
  •  Tuy nhiên cốt truyện còn khá mơ hồ. Bài viết giống một bài tản văn hơn. Tác giả khiến mình chưa hiểu về sự kết nối giữa nhân vật “lão” và câu chuyện của những động vật trong khu rừng.

3. Tiếng gầm của rừng xanh     

  • Sức viết tốt, vốn từ phong phú, sử dụng các từ đúng văn cảnh.
  • Một câu chuyện đậm tình thương của động vật. Tác giả miêu tả rất kĩ về nhân vật về ngoại hình, đặc tính và cả diễn biến tâm lý. Bài viết truyền tải tốt ý nghĩa nhân văn.

4. Loài người thích ăn thịt chó

  • Một câu chuyện về loài vật mang nhiều ý nghĩa: tình nghĩa, việc thịt chó. Lối viết tình cảm, nhẹ nhàng.
  •  Đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt. Bản thân đó là một chú mèo, khi nói về bác Mun – không thể nói là “giống chó”.  Câu chuyện nhẹ nhàng, ít gay cấn. Nhân vật “con mèo” nên có một cái tên; mở đầu nên để nhân vật mèo tự giới thiệu về bản thân. Mở đầu đã có sự sáng tạo, nhưng chưa thực sự cuốn hút. Tác giả có thể xoáy sâu vào tâm trạng của con mèo để thấy được tình thương của loài vật (mình thấy trong bài viết, chú mèo đang lo sợ cho bản thân mình tương lai cũng như Mun nhiều hơn là dòng suy nghĩ lo cho số phận của Mun) mặc dù chú mèo đã hành động để cứu Mun. Nhưng đang đi sâu vào thế giới động vật, mình cần hơn diễn biến tâm trạng của nhân vật.

5. Cá lớn biển Đông       

  • Có sự sáng tạo ở yếu tố kì ảo. Mở đầu câu chuyện rất gần gũi, thường nhật.
  • Nhân vật Cá còn hơi ít thoại. Có thể để nhân vật này tự truyện về cuộc sống dưới biển để làm rõ thực trạng hiện nay.

6. Gò đất cuối đồng        

  • Câu chuyện ý nghĩa, tình cảm. Lời văn nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
  • Câu chuyện ít gay cấn, cá nhân mình thích những câu chuyện có tính gay cấn hơn.

7. Hành trình tìm về Bãi Trắng

  •  Thông điệp nhân văn. Văn phong nhẹ nhàng, ý nghĩa.

8. Đây không phải là cổ tích    

  • Nhan đề hấp dẫn. Cốt truyện tuy không quá tuyệt vời nhưng cũng mang phần hấp dẫn. Có sự liên hệ liên quốc gia, thời đại
  •  Đôi chỗ diễn đạt chưa đúng. Sự liên hệ chưa thực sự thuyết phục mình lắm.

9. Đường ra biển lớn      

  • – Bài viết nhìn nhận thực tế một cách khách quan, được nhìn nhận qua góc nhìn của động vật.
  • – Thực trạng ô nhiễm môi trường được phản ánh chân thực.
  • – Bài viết mang tính chất phản ánh hiện thực, lối văn còn ở mức an toàn.

 

Xếp hạng tác phẩm cuộc thách đấu viết truyện ngắn về tự nhiên môi trường và biến đổi khí hậu và Xếp hạng thành viên nhóm sáng tác lần thứ nhất. Hãy chờ đợi sự bùng nổ sáng tạo của các tác giả vào tháng 12 này trên Diễn đàn Văn học trẻ

Tags

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close